- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc
6 XD TBA khối A2 Nghĩa Lộ 94,27,
3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp
Thứ nhất, về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán trong tình hình hiện nay, các cơ quan chức năng đã ban hành một số văn bản làm cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán vẫn chưa hoàn thiện, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán của chúng ta chưa đồng bộ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển hơn nữa, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng và ban hành khung pháp lý hoàn chỉnh cho vấn đề trách nhiệm của KTV đối với gian lận. Trong đó cơ sở xây dựng Chuẩn mực Kiểm toán không chỉ dựa vào Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế mà còn phải dựa vào điều kiện kinh tế Việt Nam để việc vận dụng Chuẩn mực mang tính phù hợp cao.
- Bộ Tài chính nên tăng cường việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kiểm toán viên nói chung và kiểm toán viên độc lập nói riêng. Trong đó quan hệ hợp tác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các hãng kiểm toán lớn trên thế giới nên được coi trọng. - Bộ Tài chính cũng nên tổ chức xây dựng kho dữ liệu về các hành vi
gian lận trong hoạt động kiểm toán và thủ tục thực hiện để từ đó tuyên truyền ý thức và sự xét đoán, hoài nghi nghề nghiệp trong các kiểm toán viên. Những cuốn cẩm nang gian lận cần được hình thành và cập nhật hàng năm trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các Công ty, các Hiệp hội nghề nghiệp, cũng như là tham khảo từ hoạt động kiểm toán của các nước thế giới
Thứ hai, về phía các Hiệp hội nghề nghiệp
đúng với chức năng và trách nhiệm của nó, còn mang tính hình thức. Chính vì vậy, các Hiệp hội ở Việt Nam nên phát huy tích cực vai trò của mình hơn nữa trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán…đối với các công ty kiểm toán. Phối hợp các công ty kiểm toán để nâng cao ý thức của KTV về trách nhiệm đối với gian lận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát hiện các hành vi do gian lận. Việc tổ chức nghiên cứu, vận dụng các biện pháp kĩ thuật trong điều tra hình sự cho hoạt động kiểm toán là cần thiết. Những nghiên cứu về tâm lý học, cách thức phỏng vấn, trao đổi thông tin với khách hàng trong hoạt động kiểm toán là hết sức cần thiết để hỗ trợ kiểm toán viên trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC.
Thứ ba, về phía Deloitte Việt Nam
Deloitte Việt Nam nên nghiên cứu để hoàn thiện việc thiết kế các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC theo tiêu chuẩn của Deloitte nhưng phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước đây, khi liên doanh thực hiện chuyển giao công nghệ, Deloitte Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu trong phạm vi toàn công ty để hoàn thiện Hệ thống Kiểm toán AS/ 2 cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy trong hoàn cảnh hiện nay, Deloitte Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức một cuộc nghiên cứu và trao đổi tương tự một cách thường xuyên đối với việc xây dựng và hoàn thiện các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là một trong những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của Deloitte Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tổ chức cho nhân viên kiểm toán trong công ty có những tìm hiểu, nghiên cứu về các phương pháp điều tra hình sự để vận dụng hợp lý vào hoạt động kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC là hết sức có ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Có thể nói gian lận luôn là vấn đề quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán mà mọi công ty kiểm toán đều phải quan tâm. Bản chất của gian lận là thường khó phát hiện, cho nên xây dựng và thực hiện một quy trình chuẩn cho các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC là công việc không hề đơn giản. Chính vì vậy trên thực tế không phải Công ty kiểm toán độc lập nào ở Việt Nam cũng có thể làm tốt quy trình này. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập như ngày nay, các công ty kiểm toán đã ngày càng hoàn thiện thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC. Trong đó, Deloitte Việt Nam là một trong số ít các công ty có quy trình thủ tục kiểm toán chuẩn để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC.
Trong Luận văn tốt nghiệp của em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC cũng như xem xét mối quan hệ giữa phương pháp kiểm toán với phương pháp điều tra hình sự để vận dụng hợp lý được các phương pháp điều tra hình sự vào hoạt động kiểm toán để phát hiện gian lận . Bên cạnh đó, Luận văn cũng giới thiệu tổng quan về Công ty Deloitte Việt Nam cùng với việc mô tả và phân tích thực trạng của thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Qua đó, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte Việt Nam.
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu, bài viết của em mới chỉ đưa ra được những vấn đề chung nhất về thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài viết hơn nữa. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Quang Quynh, cũng như các anh chị KTV Công ty Deloitte Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thiện Luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
Sinh viên thực hiện Ngô Thanh Hải