- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc
6 XD TBA khối A2 Nghĩa Lộ 94,27,
3.2.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240 đã khẳng đình việc duy trì sự hoài nghi nghề nghiệp, tính xét đoán trong các cuộc kiểm toán có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện gian lận. Có thể nói đây là biện pháp bao trùm nhất trong việc vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận. Điều này cần được Deloitte Việt Nam nhấn mạnh trong các quy định, trong các trao đổi với các kiểm toán viên trước bất cứ cuộc kiểm toán nào. Công ty cần tăng cường tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán và truyền tải những kinh nghiệm này tới các KTV theo nhiều con đường như đào tạo, thảo luận, in thành sách, tổ chức các cuộc thi… Ý tưởng về một cuốn sách “ Cẩm nang các gian lận gặp phải và các thủ tục phát hiện trong các cuộc kiểm toán tại Công ty Deloitte Việt Nam” cần được thực hiện. Cuốn sách này cần được cập nhật hàng năm trên cơ sở tổng hợp ý kiến của tất cả các KTV trong toàn công ty. Điều này cũng góp phần duy trì và tăng cường văn hoá chia sẻ để cùng phát triển trong Công ty.
3.2.2.Vận dụng một cách hợp lý các phương pháp điều tra hình sự nhằm phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính
Phương pháp kiểm toán và phương pháp điều tra hình sự có sự giống nhau về nhất định về nội dung bên cạnh những điểm khác do đối tượng mà mỗi phương pháp hướng tới quy định. Thực nghiệm, điều tra, kiểm tra trong điều tra hình sự bản chất cũng cùng là hoạt động nhận thức tương đồng với các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. Đặc thù của điều tra hình sự là phát hiện các hành vi phạm tội, có tính chất nghiêm trọng, và trái pháp luật ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, xã hội…Chính vì vậy, phương pháp sử dụng trong điều tra hình sự có sự đa dạng, rộng rãi hơn so với kiểm toán. Việc vận dụng một cách sáng tạo,
hợp lý các biện pháp điều tra hình sự vào hoạt động kiểm toán sẽ tăng cường khả năng phát hiện gian lận. Các kỹ thuật phỏng vấn, phân tích và tác động tâm lý kiểm toán viên hoàn toàn có thể sử dụng được.
3.2.3.Nâng cao hiệu quả việc đánh giá các gian lận có thể xẩy ra
Đánh giá rủi ro do gian lận được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện công việc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho đến khâu hoàn thành kiểm toán để ra công bố Báo cáo kiểm toán. Trong thực tế kiểm toán, KTV Deloitte Việt Nam đã thực hiện việc đánh giá các gian lận có thể xẩy ra theo quy trình kiểm toán của Deloitte toàn cầu khá hiệu quả. Tuy nhiên, công việc này phải được tiến hành theo đúng quy trình do Công ty xây dựng. Tìm hiểu về khách hàng là quá trình tích luỹ thông tin và cả dựa trên kinh nghiệm của những năm trước. Vì vậy, khi đưa ra đánh giá về khả năng tồn tại của gian lận cần xem xét bằng chứng thu thập được trong cả năm nay và các năm trước, kể cả các bút toán điều chỉnh. Để giảm chi phí kiểm toán xuống mức thích hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam cần đánh giá xác đáng các rủi ro kể cả là các gian lận của khách hàng và thiết lập độ tin cậy kiểm soát thích hợp. Đây là việc làm đòi hỏi kinh nghiệm, và cần phải do các KTV có nhiều kinh nghiệm đánh giá. Tuy nhiên, thực tế việc đánh giá này chủ yếu được GĐ kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán thực hiện độc lập mà chưa có sự thảo luận cần thiết với các KTV đã từng thực hiện kiểm toán những năm trước- những người đã trực tiếp tham gia kiểm toán, có sự hiểu rõ nhất định về các phần hành mà mình đã thực hiện tại doanh nghiệp. Kết quả đánh giá được đưa xuống cho nhóm kiểm toán dưới dạng các thông số mang tính kĩ thuật mà không có sự giải thích đầy đủ. Điều này tạo ra sự máy móc trong áp dụng các thủ tục. Do vậy việc đánh giá rủi ro trong đó có rủi ro do gian lận cần được sự thảo luận từ các thành viên trong các nhóm kiểm toán trước. Kết quả đánh giá cần được đưa ra trên cơ sở giải thích hợp lý.