- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc
2.2.1.4. Thực hiện kế hoạchkiểm toán bao gồm 4 công việc, được thực hiện bởi KTV và trợ lý KTV.
bởi KTV và trợ lý KTV.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Quá trình này nhằm cung cấp đầy đủ bằng chứng giúp KTV có thể kết luận HTKSNB mà KTV tin tưởng có thể đưa ra một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được những mục tiêu kiểm soát. Sự đảm bảo hợp lý có thể thu thập
được khi KTV có đầy đủ bằng chứng kiểm toán chứng tỏ rằng HTKSNB hoạt động có hiệu quả trong suốt kỳ kế toán.
Kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB không giống với thu thập bằng chứng kiểm toán chứng tỏ thủ tục kiểm soát được thực hiện. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán xác minh hoạt động của thủ tục kiểm soát, KTV tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán liên quan đến thủ tục kiểm soát đang tồn tại và đang được sử dụng. Nếu KTV kết luận rằng HTKSNB trong các chu trình không cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng nó đạt được các mục tiêu đã đề ra, KTV không nên tin tưởng vào HTKSNB đó. Nếu KTV không thể nhận biết các thủ tục kiểm soát thay thế, KTV phải xem xét sửa đổi kế hoạch kiểm toán và thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được
Công ty áp dụng hai loại thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích cơ bản (Substantive analyst procedure – SAP) và thủ tục kiểm tra chi tiết (Test of Detail – TOD), được thực hiện theo chương trình kiểm toán. Thông thường KTV làm phần hành nào sẽ quyết định loại thử nghiệm nào được thực hiện và xây dựng chương trình cụ thể dựa trên hướng dẫn sẵn có trong chương trình kiểm toán mẫu của AS/2 và sự xét đoán của kiểm toán viên.
* Thủ tục phân tích cơ bản ( SAP ): bao gồm so sánh số liệu ghi sổ với ước tính của KTV nhằm kết luận xem số liệu ghi sổ không chứa đựng sai phạm trọng yếu. Nếu KTV định thực hiện thủ tục phân tích cơ bản nhằm kiểm tra các lỗi tiềm tàng có thể xuất hiện trong số dư tài khoản hoặc giải trình, KTV có thể:
•Nhận biết các số dư tài khoản hoặc giải trình và các lỗi tiềm tàng liên quan có thể kiểm tra;
•Xác lập Threshold – giá trị biểu hiện sự khác biệt lớn nhất giữa ước tính và số liệu ghi sổ mà không cần thực hiện thêm các điều tra;
•So sánh giữa ước tính với số liệu ghi sổ, nhằm phát hiện ra sự khác biệt, vượt ngưỡng threshold, đòi hỏi cần thực hiện thêm các điều tra;
•Thu thập, lượng hóa và các giải thích cho sự khác biệt vượt quá ngưỡng threshold bởi việc thực hiện các thủ tục phân tích bổ sung hoặc phỏng vấn hoặc kiểm tra các tài liệu liên quan;
•Đánh giá kết quả của các thủ tục kiểm toán, bao gồm cả chất lượng và số lượng, để kết luận có hay không đạt được mức độ đảm bảo cơ bản mong muốn liên quan tới lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với số dư tài khoản hoặc giải trình, và cân nhắc xem những đánh giá về rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu có duy trì ở mức độ phù hợp hay không.
•Kiểm tra chi tiết ( TOD): để tiến hành thử nghiệm, KTV cần nhận biết các tổng thể có liên quan (có thể là số dư tài khoản hoặc giải trình). Khi thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV cần áp dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp để lựa chọn khoản mục hoặc kiểm tra cấ bằng chứng liên quan đối với toàn bộ tổng thể. KTV cần đánh giá kết quả của kiểm tra chi tiết, cả chất lượng và số lượng, nhằm kết luận xem KTV có đạt được mức độ đảm bảo cơ bản mong muốn liên quan tới lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với số dư tài khoản hoặc giải trình, và cân nhắc xem những đánh giá về rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu có duy trì ở mức độ phù hợp hay không.
Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán
Để đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, KTV phải kết luận (1) phạm vi của cuộc kiểm toán có bị giới hạn hay không để từ đó KTV có thể đưa ra kết luận phù hợp làm căn cứ cho ý kiến kiểm toán, và (2) BCTC được lập trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, theo đúng các quy định pháp luật có liên quan hay không. Nhờ đó, KTV có thể đánh giá việc khoanh vùng sai
phạm trong quá trình thiết lập mức trọng yếu.
Tất cả các biện pháp ứng xử với gian lận, kể cả là khi đang có dấu hiệu, hay khi đã phát hiện ra rõ ràng, KTV cần có sự thảo luận trao đổi với các thành viên trong nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán kể cả với các chuyên gia bên ngoài nếu thấy cần thiết.
Đối với các phần hành có dấu hiệu của gian lận KTV cần xem xét ảnh hưởng của chúng với BCTC cũng như hoạt động của doanh nghiệp cũng như cân nhắc tới thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán để đưa ra những hành động phù hợp tiếp theo chẳng hạn thực hiện thêm các thủ tục để tăng thêm số lượng bằng chứng. Tần suất và quy mô của các gian lận có thể có mà KTV đang nghi ngờ chính là cơ sở để KTV đưa ra các thủ tục cần thiết nhằm bao quát được khả năng gian lận có xảy ra hay không. Sau khi thực hiện thủ tục bổ sung, nếu vẫn cảm thấy nghi ngờ về gian lận nhưng chưa khẳng định được chắc chắn, nhóm kiểm toán tiến hành thảo luận với BGĐ đơn vị về ảnh hưởng của các gian lận đối với BCTC. Việc thảo luận này sẽ là cơ sở để KTV tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết trên cơ sở có sự đồng ý của BGĐ. Điều này đảm bảo được ý kiến KTV Deloitte Việt Nam đưa ra sẽ có độ đảm bảo, giảm thiểu rủi ro mà ở đây là rủi ro do gian lận.
Đối với các gian lận chắc chắn, KTV cân nhắc việc báo cáo cho cấp quản lý phù hợp: đó có thể là BQL nhưng cũng có thể cơ quan pháp luật khi chính BQL cố tình thực hiện gian lận đó.
Thực hiện xem xét lại báo cáo tài chính
Công việc này được thực hiện bởi KTV, và được soát xét lại bởi GĐ kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán ( Manager). Phần lớn các thủ tục kiểm toán được hướng tới các nghiệp vụ đơn lẻ và các lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với số dư tài khoản hoặc giải trình. Mục đích của việc soát xét lại BCTC nhằm xem xét lại toàn bộ báo cáo một cách khái quát. Đặc biệt, KTV còn
xem xét giả thiết về khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty. KTV cũng đồng thời kiểm tra lại giải trình của các bên hữu quan và các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ ba trong BCTC.
KTV nên thực hiện soát xét lại BCTC vào thời điểm sắp kết thúc cuộc kiểm toán nhằm quyết định xem:
•BCTC về tổng thể có nhất quán hay không với sự hiểu biết của KTV về khách hàng, cũng như về từng số dư tài khoản hoặc giải trình và các bằng chứng kiểm toán;
•Có tồn tại hay không rủi ro xảy ra gian lận mà KTV chưa nhận biết được tại giai đoạn đầu lập kế hoạch;
•Chính sách kế toán được áp dụng khi lập BCTC có phù hợp, đúng quy định và được giải trình đầy đủ khi có những thay đổi không;
•Sự trình bày của BCTC, bao gồm cả các giải trình có liên quan, có đúng với chính sách kế toán và các quy định hiện hành hay không.