- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc
2.2.1.3. Lập kế hoạchkiểm toán chi tiết
Công việc này được thực hiện bởi GĐ kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán và KTV nhằm :
•Nhận diện rủi ro thông qua quá trình thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ, bao gồm các thủ tục kiểm soát có liên quan đến các rủi ro, và bằng việc xem xét các số dư tài khoản hoặc giải trình trong BCTC;
•Chỉ rõ từng rủi ro tới một hoặc nhiều lỗi tiềm tàng liên quan đến số dư tài khoản hoặc giải trình.
•Xem xét các rủi ro có thể gây ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC;
•Ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.
Các lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với từng số dư tài khoản quan trọng và giải trình bao gồm:
Tính trọn vẹn: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu không được ghi chép.
Tính có thực: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu đã ghi chép không tồn tại.
Tính đúng đắn của việc ghi sổ: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu bị ghi chép thiếu chính xác.
Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu không được ghi chép đúng kỳ kế toán.
Tính định giá: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu bị định giá sai.
Tính trình bày: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu không được phân loại hoặc trình bày đúng đắn
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Khi thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản, cần xem xét loại thủ tục kiểm toán cần thực hiện để nhận biết được các lỗi tiềm tàng của số dư tài khoản hoặc giải trình. Loại thủ tục kiểm toán được xác định cần phù hợp với đánh giá về rủi ro có thể xảy ra sai phạm trọng yếu. Thực hiện thủ tục kiểm tra cơ bản nhằm phát hiện sai phạm trọng yếu có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không được phát hiện và sửa chữa bởi HTKSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản bao gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai.
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Công việc này được thực hiện bởi KTV và Trưởng phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của GĐ kiểm toán nhằm:
•Mô tả phạm vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán;
•Đánh dấu tất cả các vấn đề quan trọng và rủi ro phát hiện trong quá trình lập kế hoạch ban đầu và đánh giá rủi ro, cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của HTKSNB;
•Cung cấp bằng chứng chứng tỏ KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, rủi ro phát hiện, và các vấn đề khách liên quan đến hợp đồng kiểm toán.