Những công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 80 - 96)

- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc

2.2.1.6. Những công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán

Sau mỗi cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán ( manager) sẽ tiến hành tổng kết những ưu nhược điểm trong cuộc kiểm toán với các thành viên trong nhóm kiểm toán, từ đó rút kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán tiếp theo. Kết quả tổng kết được Công ty tiến hành lưu trữ cùng các file kiểm toán nhằm trợ giúp KTV trong việc nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng trong việc lập và thực hiện kế hoạch trong các cuộc kiểm toán sau. Công ty ý thức rõ đây là một trong những thủ tục góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán nói chung và rủi ro do gian lận nói riêng.

Công ty đặc biệt chú trọng đến các hoạt động sau kiểm toán bởi tính chất quan trọng của giai đoạn này. Đây là thời điểm cho BGĐ đánh giá kết quả, chất lượng cuộc kiểm toán. Hội đồng cố vấn và các chuyên gia DTT có thể tham gia soát xét, đánh giá chất lượng kiểm toán, nhất là đối với những cuộc kiểm toán quy mô lớn, loại hình dịch vụ phức tạp. Hàng năm, DTT toàn cầu cũng cử người sang kiểm tra một số bộ hồ sơ kiểm toán để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty. Chính quy trình kiểm soát chất lượng qua nhiều bước như vậy đã góp phần đảm bảo và ngày một nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty.

2.2.2 Thực tế vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện

Dưới đây là chi tiết việc vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận mà KTV đã thực hiện khi tiến hành cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty A .

2.2.2.1.Thông tin cơ bản về Công ty A

Công ty A là đơn vị trực thuộc Công ty B - 1 khách hàng thường xuyên của Deloitte Việt Nam. Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 112 NL/TCCB-LD ngày 04/03/1995 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp). Trụ sở chính của Công ty A đặt tại Hà Nội. A có tư

cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập với Công ty B, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng, đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ, quyền hạn được Công ty B giao.

Công ty A bao gồm 14 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, một công ty con hạch toán độc lập và Văn phòng Công ty. Công ty A và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã ký hợp đồng về cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 200X cho Công ty A và các đơn vị trực thuộc. Deloitte Việt Nam sẽ thực hiện kiểm toán với từng chi nhánh của của A, để từ đó hợp nhất số liệu cho BCTC của công ty A. Riêng đối với Công ty con sẽ có BCTC được kiểm toán riêng.

2.2.2.2.Phân tích và đánh giá rủi ro tại công ty A và xác định các gian lận có thể xẩy ra

Để có được cái nhìn tổng quan, việc vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện sẽ được mô tả chi tiết đối với các đơn vị thành viên của Công ty A.

Việc đánh giá rủi ro, trong đó có rủi ro do gian lận được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp điều hành các nhóm kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán các đơn vị của Công ty A. Mỗi nhóm lại có một KTV chính phụ trách và chịu trách nhiệm (in charge). Sau khi đánh giá rủi ro chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra một mức rủi ro (R) cụ thể đối với Công ty A. Mức rủi ro này sẽ là một tham số trong mô hình kiểm toán mà Deloitte xây dựng áp dụng cho mỗi khách hàng. Mô hình này sẽ là cơ sở để KTV tính toán số mẫu trong kiểm tra chi tiết đối với mỗi tài khoản. Để đánh giá rủi ro, chủ nhiệm kiểm toán thực hiện việc tổng hợp và phân tích các thông tin về Công ty A trong quá khứ và hiện tại.

Các thông tin trong quá khứ về Công ty A chủ yếu được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung. Từ các hồ sơ này, một số dữ

liệu chính được tập hợp: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ quản lý, BCTC được kiểm toán năm trước của Công ty A, các vấn đề được nêu ra trong thư quản lý năm trước, các chính sách kế toán chủ yếu…

Hoạt động chính của công ty là cung cấp, truyền tải điện, quản lý hệ thống lưới điện.

Tất cả chi phí phục vụ cho hoạt động của Công ty A trong năm đều được cấp trực tiếp bởi Công ty B. Hàng năm Công ty A đều phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và gửi Công ty B phê duyệt. Việc cấp vốn được căn cứ vào thực tế hoạt động và dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt.

Các chính sách kế toán chủ yếu của Công ty A:

BCTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

BCTC của Công ty A được lập trên cơ sở hợp nhất các BCTC của khối kinh doanh, khối đầu tư xây dựng . Các nghiệp vụ luân chuyển và số dư nội bộ được loại trừ khi hợp nhất BCTC.

Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty B về hoạt động truyền tải điện năng, do vậy các chi phí thực tế phát sinh cho hoạt động quản lý vận hành lưới điện bao gồm: tiền lương, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, khấu hao TSCĐ và các chi phí khác .... được tập hợp và phản ánh trên các tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh sau đó kết chuyển sang tài khoản phải thu nội bộ (TK 136) để Công ty B cấp chi phí sản xuất.

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua,

chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, một số mặt hàng tồn ngoài bến bãi khó kiểm đếm được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty A được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành và Thông tư 13/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp. Theo đó, Công ty A được phép trích lập dự phòng giảm giá cho các hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị của hàng tồn kho cao hơn giá thị trường tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán.

Chi phí cho hoạt động quản lý vận hành lưới điện: Được tập hợp vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh” và TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cuối kỳ, toàn bộ các chi phí này được kết chuyển qua TK13625 “Phải thu nội bộ từ Công ty A về chi phí sản xuất điện”.

TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toán bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt, chạy thử.

Đối với các TSCĐ được bàn giao từ đầu tư xây dựng trong năm hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán, giá trị ghi tăng nguyên giá TSCĐ là chi phí thực hiện đầu tư tính đến thời điểm bàn giao hoặc giá theo dự toán. Khi giá trị công trình được duyệt, nguyên giá TSCĐ sẽ được điều chỉnh theo giá trị quyết toán.

TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với các quy định của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Công ty B đã hướng dẫn chi tiết Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC tại Văn bản số 3131/CV-B-TCKT ngày 30 tháng 6 năm 2004 (đã được sự chấp thuận của Bộ Tài chính). Một số TSCĐ theo các quy định cụ thể của Công ty B và được phép của Bộ Tài chính có tỷ lệ khấu hao khác với tỷ lệ khấu hao theo quy định cho phù hợp với đặc thù của ngành điện. Tỷ lệ khấu hao cụ thể như sau:

Loại tài sản Thời gian sử dụng (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 10 - 20 Máy móc thiết bị 8 - 10 Phương tiện vận tải truyền dẫn 6 - 10 Thiết bị văn phòng 4 - 8 TSCĐ khác 8 - 12

Theo quy định tại Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính thì mọi TSCĐ hiện có của A (gồm cả tài sản chưa cần dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.

Chi phí đầu tư xây dựng dở dang là giá trị các công trình đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn dở dang tại các đơn vị thành viên, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh đến cuối kỳ đối với các công trình tự làm hoặc theo khối lượng thực tế thanh toán với bên thi công trên cơ sở phiếu giá, hóa đơn cho khối lượng hoàn thành hoặc hạng mục bàn giao đối với các công trình thuê bên ngoài thực hiện.

Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng.

Giá vốn hàng bán của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ là toàn bộ chi phí liên quan đến các khoản doanh thu được ghi nhận trong năm.

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tự bổ sung từ lợi tức kinh doanh để lại và Công ty B cấp. Các quỹ được phân phối và sử dụng tuân theo Thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính.

Thông thường các quỹ được phân phối sau khi BCTC đã được duyệt. Cụ thể như sau:

Quỹ phát triển kinh doanh: Quỹ này được Công ty B cấp hàng năm căn cứ vào kết quả kinh doanh hàng năm. Quỹ này được sử dụng trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh.

Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Quỹ này được Công ty B cấp hàng năm căn cứ vào kết quả kinh doanh hàng năm và được sử dụng để chi cho cán bộ, công

nhân viên vào các ngày lễ tết, hoặc khuyến khích các đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác.

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt nam (VNĐ) theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ kế toán, tiền và công nợ bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong các trường hợp này được kết chuyển về Công ty B để ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty B.

Ngoài ra, chủ nhiệm kiểm toán còn tìm thêm được các thông tin đáng lưu ý khác thông qua ý kiến của các KTV đã thực hiện ở các cuộc kiểm toán Công ty A trước đây như: tính liêm chính và năng lực của BGĐ Công ty A, các yếu điểm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của công ty… Các thông tin trong quá khứ sẽ là cơ sở để đưa ra các kết luận khi kết hợp với các thông tin trong hiện tại.

Các thông tin trong năm nay về Công ty A được chủ nhiệm kiểm toán thu thập từ các nguồn: do doanh nghiệp cung cấp; các báo cáo chính thức của nghành điện, các thông số chính về nền kinh tế, các số liệu thống kê về dân số… Một số thông tin quan trọng được tổng hợp.

Công ty A đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực viễn thông. Một Công ty con của doanh nghiệp đi vào hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tại một khu công nghiệp mới nên đang trong thời gian miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Giá bán điện năm 2007 sẽ tăng căn cứ Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tháng 12/2006 về giá bán điện mới, áp dụng từ 1/1/2007, Quyết định số 45/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về giá bán buôn điện nông thôn và giá bán buôn điện cho khu tập thể, cụm dân cư và

Thông tư 11/2006/TT-BCN ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện giá bán điện, hiệu lực từ 1/1/2007. Chủ nhiệm kiểm toán nhận định, doanh thu tại Công ty A sẽ tăng lên, ngoài phần tăng do nhu cầu sử dụng điện tăng, sẽ còn phần tăng do ảnh hưởng của giá điện. Do đó các KTV cần cập nhật thông tin này khi phân tích các biến động trên BCTC.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ Thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP về việc thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có một số thay đổi so với các hướng dẫn trước đây. Các KTV khi thực hiện phần hành thuế cần chú ý.

Cũng trong năm 2007, nhiều công trình lớn của Công ty A, sau nhiều năm đã được duyệt quyết toán bởi Công ty B. Giá trị các công trình này tiếp tục được ghi nhận tăng thêm, tương ứng với việc tăng phần vốn nhà nước tại Công ty A. Do đó KTV cần lưu ý ảnh hưởng này khi thực hiện kiểm toán phần hành TSCĐ.

Công ty A cũng có công văn gửi Deloitte Việt Nam đề nghị kiểm toán hướng vào nội dung quan trọng mà công ty đang muốn đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý: Công tác đấu thầu mua sắm, đấu thầu xây lắp; Công tác Đầu tư xây dựng; Công tác sửa chữa lớn; Công tác quản lý vật tư;Công tác quản lý TSCĐ;Công tác trích lập dự phòng; Về doanh thu, chi phí.

Tất cả các thông tin tập hợp được về doanh nghiệp sẽ được lưu lai trên phần 1400 trong hồ sơ kiểm toán.

Từ các thông tin tổng hợp được, chủ nhiệm kiểm toán tiến hành phân tích và đưa ra các đánh giá, nhận định về Công ty A.Ở mỗi giai đoạn, mỗi phần hành , phương pháp kiểm toán của DTT đều hỗ trợ một chương trình

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w