Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Quảng Cáo Ánh Dương

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của Cty TNHH Tiếp Thị và Truyền Thông Ánh Dương Quang trên thị trường nội địa (Trang 26 - 29)

- Bước 3: Chiến lược phát triển thương hiệu:

1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Quảng Cáo Ánh Dương

1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Quảng Cáo Ánh Dương Dương

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Mỗi một công ty đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng của mình.

- Công ty quảng cáo Ánh Dương được thành lập vào ngày 14/2/2001. Đây là giai đoạn thuận lợi cho quá trình phát triển của công ty bởi ở thời điểm này nền kinh tế nước ta phát triển mạnh với xu thế hội nhập kinh tế ngày càng lớn, thương hiệu ngày càng phát triển, do vậy khi mới thành lập công ty đã nhận biết được vai trò to lớn của thương hiệu nên từ khi mới ra đời công ty đã có kế hoạch đi xây dựng thương hiệu cho công ty mình. Như vậy công ty được hình thành trong môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty, cũng như sự phát triển thương hiệu của công ty.

- Công ty mới đầu thành lập chỉ có một trụ sở chính ở phường ô chợ dừa nhưng đền tháng 8/2004 vừa rồi công ty đã có 3 trụ sở ở Hà Nội. Chính sự mở rộng về quy mô này có tác dụng to lớn cho công ty trong việc mở rộng thị trường kinh doanh và có xu thế xây dựng thương hiệu. Việc mở rộng thị trường của công ty giúp cho công ty quảng bá thương hiệu của mình dễ dàng hơn.

- Mục tiêu kinh doanh của công ty cũng nhằm để xây dựng thương hiệu cho công ty. Từ khi thành lập công ty đã đặt ra mục tiêu kinh doanh chung nhằm thu được lợi nhuận cao và dành được thị phần lớn, song để đạt được điều đó thì ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã làm mọi công tác để nhằm đi xây dựng thương hiệu cho công ty.

- Phương châm kinh doanh của công ty là” không chỉ lý thuyết mà

còn bằng thực tế” với phương châm như vậy công ty đã lấy và giữ được

lòng tin đối với khách hàng, chính điều đó cũng là cơ sở để công ty xây dựng thương hiệu cho mình.

- Trong suốt quá trình phát triển, công ty đã phát triển công nghệ, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ, sự phát triển của công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển. Các cuộc tổ chức sự kiện, họp báo, quan hệ cộng đồng,…của công ty càng nhiều thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương hiệu của công ty vì từ những hoạt động này công ty có thể tự khẳng định vị trí và quảng bá thương hiệu cho công ty mình.

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của công ty quảng cáo Ánh Dương đã tạo điều kiện tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, vì khi ra đời thì thương hiệu ở VN đã bắt đầu phát triển và công ty đã xác định được vai trò của thương hiệu ngay từ đầu, đồng thời trong quá trình phát triển công ty rất coi trọng và phát triển thương hiệu.

1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo:

- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt huyết với ngành nghề, có vị lãnh đạo trẻ năng động sáng tạo, đây là điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển đi lên, công ty sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo mới, nó sẽ tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển của thương hiệu công ty

- Công ty có các phòng ban làm việc theo một dây truyền tạo năng suất lao động rất cao giúp cho công ty phát triển thương hiệu. Cụ thể trong công ty có các phòng ban làm việc theo một dây truyền sản xuất nhất định, như công ty có các phòng sáng tạo, phòng thiết kế, phòng tổ chức, phòng kimh doanh…các phòng ban này làm việc theo một dây truyền và tạo năng suất rất cao. Khi đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng thương hiệu của công ty thành công.

- Nhân tố về con người là một trong những nhân tố rất quan trọng để xây dựng thương hiệu. Công ty quảng cáo Ánh Dương coi nhân tố con ngưới là nhân tố trung tâm, do vậy mà công ty rất chú trọng tới nhân tố này. Ánh Dương có sự chuyên biệt của đội ngũ nhân viên, có quan điểm đổi mới trong công nghệ ứng dụng, quan điểm định hướng đến khách hàng và trực tiếp nhất là thái độ của nhân viên đối với công chúng nhận tin mục tiêu cũng như trách nhiệm đối với xã hội. Tất cả đã tạo nên sự ưa chuộng đối với người tiêu dùng nói chung và mục tiêu sâu xa hơn là tạo lên sự tin

cậy của khách hàng mục tiêu. Để từ đó công ty xây dựng nên hình ảnh thương hiệu của công ty mình.

- Bộ máy lãnh đạo của công ty và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. Ánh Dương hang năm cho một số nhân viên đi học thêm về chuyên ngành để nâng cao trình độ tay nghề, đồng thời công ty có tổ chức mời một số chuyên gia về để truyền đạt vai trò của thương hiệu đến các nhân viên. Bởi vậy các hành động và việc làm của các nhân viên đều phục vụ cho quá trình xây dựng thương hiệu của công ty.

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty.

- Tình hình doanh thu của công ty hàng năm tăng lên đáng kể, công ty làm ăn ngày càng phát triển, đây là cơ hội để công ty lấy được lòng tin của khách hàng…nhằm xây dưng thương hiệu của mình

- Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên hàng năm, do vậy công ty sẽ có điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, để khẳng định vị trí của mình nhằm mục đích xây dựng thương hiệu

- Một số những hoạt động kinh doanh mà công ty đã làm thì rất thành công từ đó tạo nên danh tiếng cho công ty, được người tiêu dùng tin tưởng. Từ đó công ty sẽ dễ dàng xây dựng thương hiệu cho công ty hơn nữa.

1.4. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh của công ty:

1.4.1.Khách hàng:

- Khách hàng có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của công ty nên cần phải lấy được lòng tin của khách hàng. Công ty có một số khách hàng lớn và quen thuộc như công ty Prudential, công ty Mega VN, công tyLGSel VN, công ty bánh kẹo Hải Hà, Đài truyền hình Hà Nội,… Nhờ có những khách hàng quen thuộc này mà công ty có thể quảng bá thương hiệu của mình một cách dễ dàng thông qua các chương trình mà Ánh Dương đã quảng cáo và tổ chức sự kiện.

- Trong thời gian qua Ánh Dương thực hiện công cuộc xúc tiến khá mạnh vào lực lượng khách hàng của mình bằng hình thức tăng cường kinh nghiệm của khách hàng được thể hiện thông qua biện pháp duy trì lòng trung thành và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ. Để đạt được điều đó công ty thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng, tiến hành phân tích thông

tin phản hồi từ khách hàng một cách kịp thời, thiết kế mọi chương trình truyền thông của khách hàng, vậy tất cả các việc làm hướng tới khách hàng đều nhằm mục đích lấy được lòng tin của khách hàng để nhằm xây dựng một thương hiệu vững mạnh.

1.4.2. Đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ cạnh tranh có tác động rất lớn tới việc xây dựng thương hiệu của công ty. Một số đối thủ cạnh tranh của Ánh Dương kinh doanh trên thị trường miền bắc hiện nay như Bình Minh, An Dương, Golsun… Đây là các đối thủ mạnh và trực tiếp tác động tới sự phát triển của Ánh Dương. Chính các công ty đối thủ cạnh tranh này là động lực rất lớn thúc đẩy Ánh Dương phát triển (đồng thời thúc đẩy cả quá trình phát triển thương hiệu của công ty)

- Một số đối thủ cạnh tranh mạnh như AF và công ty quảng cáo Trẻ sẽ làm cho Ánh Dương gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động của mình, đặc biệt là việc xây dưng thương hiệu của công ty sẽ gặp phải khó khăn. Vì các công ty này mạnh họ sẽ chiếm lĩnh được thị phần lớn mà khiến cho thị phần của Ánh Dương bị thu nhỏ hẹp dần.

Tóm lại, đối thủ cạnh tranh của công ty đều có hai mặt của nó: Đối thủ cạnh tranh có thể có lợi cho sự phát triển của công ty, đồng thời nó cũng có tác hại kìm nén sự phát triển thương hiệu của công ty.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của Cty TNHH Tiếp Thị và Truyền Thông Ánh Dương Quang trên thị trường nội địa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w