Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu: 1.Chiến lược định vị thương hiệu:

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của Cty TNHH Tiếp Thị và Truyền Thông Ánh Dương Quang trên thị trường nội địa (Trang 40 - 42)

- Bước 3: Chiến lược phát triển thương hiệu:

3.2.Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu: 1.Chiến lược định vị thương hiệu:

3. Mô tả và đánh giá Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty:

3.2.Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu: 1.Chiến lược định vị thương hiệu:

3.2.1. Chiến lược định vị thương hiệu:

- Công ty quảng cáo Ánh Dương định vị thương hiệu của mình dựa trên việc lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá giá trị của thương hiệu là dựa vào mức độ biết đến, mức độ hồi ức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng và dựa vào mức độ ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường.

- Ánh Dương định vị thương hiệu của mình dựa vào hình thức của sản phẩm (kiểu dáng thiết kế, bao bì, màu sắc…), các chương trình như tổ chức sự kiện, họp báo… mà công ty làm. Các sản phẩm của công ty làm thì thật độc đáo, hấp dẫn. Song các sản phẩm đó đều được tung ra trên các đoạn thị trường đã được nghiên cứu kĩ lưỡng.

- Để định vị được thương hiệu thì phải cảm nhận được giá trị của thương hiệu đó, bản thân một thương hiệu không có giá trị mà giá trị được cảm nhận của thương hiệu ấy mới có giá trị. Nó là nhân tố mà người ta định giá cho một thương hiệu khi thực hiện quá trình chuyển nhượng thương hiệu ấy, bởi vậy giá trị được cảm nhận mới là tài sản có giá trị nhất của công ty. Giá trị thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của công ty. Trong các nhân tố tạo nên giá trị của thương hiệu thì giá trị được cảm nhận sẽ duy trì lòng trung thành của khách hàng, giá trị cảm nhận đó lại phụ thuộc vào vị trí của thương hiệu trên thị trường. Chính những lý do trên mà công ty quảng cáo Ánh Dương đã định vị thương hiệu của công ty mình dựa trên việc nghiên cứu:

+ Công chúng nhận tin mục tiêu: Là những người tiêu dùng trực tiếp tiếp nhận các thông tin mà công ty gửi qua các thông điệp quảng cáo đó, là các đối tượng chịu tác động của các kích thích quảng cáo và những phản ứng đáp lại những kích thích này, nó được biểu hiện bằng hành động mua, sẽ mua hoặc không mua những sản phẩm dịch vụ mà Ánh Dương truyền tải trên các thông điệp quảng cáo.

+ Đối tượng mục tiêu của thương hiệu: Công ty xác định rõ về đối tượng mục tiêu của mình đó là: tất cả các doanh nghịêp Việt Nam và các doanh nghịêp nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt công ty chú ý tới các công ty kinh doanh có nhu cầu quảng cáo.

+ Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ánh Dương là các công ty dịch vụ quảng cáo kinh doanh trên cùng một địa bàn, một khu vực lãnh thổ và đặc biệt là kinh doanh cùng chủng loại sản phẩm trên cùng phân đoạn thị trường. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt loại hình dịch vụ cung ứng nào.

+ Thị trường mục tiêu của công ty là tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu về hoạt động truyền thông tiếp thị đặc biệt là loại hình dịch vụ mà công ty phát triển và khai thác mạnh, các loại hình này đều có khả năng thanh toán.

Căn cứ vào nhu cầu quảng cáo, khả năng tài chính đáp ứng và lòng trung thành của khách hàng cùng với những ràng buộc về nguồn lực tài nguyên nội bộ của công ty, công ty Ánh Dương đã nghiên cứu phân đoạn thị trường khách hàng dịch vụ quảng cáo từ đó công ty xác định chiến lược định vị thương hiệu cho mình bằng việc sử dụng các chiến thuật, các công cụ định vị. Dựa vào kết quả phân đoạn lòng trung thành của khách hàng công ty đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và khi đó có một cái nhìn rộng hơn về mặt chiến thuật, chiến lược.

- Hình thức thanh toán: Hình thức giao dịch trong thanh toán các hợp đồng được Ánh Dương thực hiện đó là hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt có được công ty áp dụng nhưng chỉ trong trường hợp khách hàng đề nghị. Phương thức mà công ty áp dụng hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, nó giúp cho cả hai bên tiết kiệm được thời gian giao dịch và dễ kiểm tra được tiến độ thanh toán của hợp đồng…

Tóm lại, công ty quảng cáo Ánh Dương đã thực hiện nghiên cứu trên các lĩnh vực như trên để tiến hành định vị thương hiệu của công ty trên thị trường. Chủ yếu Ánh Dương định vị thương hiệu của mình dựa trên các

đặc tính về sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, thị trường mục tiêu, về khả năng thanh toán, định vị bằng khả năng nổi bất so với đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của Cty TNHH Tiếp Thị và Truyền Thông Ánh Dương Quang trên thị trường nội địa (Trang 40 - 42)