Đánh giá chiến lược CI trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty:

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của Cty TNHH Tiếp Thị và Truyền Thông Ánh Dương Quang trên thị trường nội địa (Trang 50 - 53)

- Bước 3: Chiến lược phát triển thương hiệu:

3. Mô tả và đánh giá Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty:

3.2.4. Đánh giá chiến lược CI trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty:

3.2.4. Đánh giá chiến lược CI trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty: hiệu của công ty:

Công ty quảng cáo Ánh Dương ngay từ khi bắt đầu thành lập đã coi chiến lược CI là chiến lược chính cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.

- Ánh Dương sử dụng chiến lược CI nên đã tạo nên được những ấn tượng mới mẻ và độc đáo gây sự chú ý của công chúng. Có được điều đó là do ngay tư những ngày đầu thành lập công ty đã có những định hướng thống nhất ngay từ đầu. Chính những chiến lược đó đã tạo ra được ấn tượng và xây dựng niềm tự hào với lí tưởng kinh doanh tạo ra được sự hội tụ về tinh thần và ý thức tổ chức của các thành viên. Tất cả những điều đó sẽ lấy được lòng tin của khách hàng.

- Sự liên tưởng của công chúng đối với công ty có được như ngày nay là do công ty có được định hướng kinh doanh ngay từ những ngày đầu. Để thực hiện được điều đó thì Ánh Dương đã làm những việc như sau để xây dựng chiến lược CI:

+ Xác định mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp trong kinh doanh: Công ty xác định tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà có những kế hoạch khác nhau nhưng tất cả thì đều phải làm cho công ty có lợi nhuận. Một điều quan trọng nữa là truyền thông mà công ty xác định phải mang tính quy chuẩn, thống nhất ngay tư đầu.

+ Nghiên cứu vế những đặc tính của sản phẩm, dịch vụ. Công ty xem xét tùy từng loại sản phẩm, dịch vụ nào mà áp dụng chiến lược ttruyền thông khác nhau phù hợp với loại sản phẩm đó.

+ Nghiên cứu, vận dụng, và hoạch định chiến lược CI của đối thủ cạnh tranh: công ty đánh giá chiến lược CI của đối thủ cạnh tranh để từ đó có những điểm gì cần phát huy và những đặc điểm gì cần rút kinh nghiệm. + Nghiên cứu thị trường mục tiêu: nghiên cứu thị trường mục tiêu để từ đó có những quyết định truyền thông cho phù hợp.

+ Nghiên cứu yếu tố Văn Hóa: để biết được phong tục tập quán của từng địa phương, từ đó có những chiến lược truyền thông thích hợp.

+ Nghiên cứu về chính bản thân doanh nghiệp: đây là công việc rất quan trọng và cần thiết cho công ty như công ty đi nghiên cứu: lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh, ngân sách, trình độ chuyên môn,…

Công ty Quảng cáo Ánh Dương ngày nay được đánh giá là công ty quảng cáo Trẻ, ý tưởng độc đáo và thành công như vậy là một phần do công ty sử dụng chiến lược truyền thông thống nhất ngay từ đầu (Công ty đã tạo cơ sở để xây dựng chiến lược CI). Tuy nhiên trong quá trình truyền thông của công ty đôi khi vẫn còn gặp phải một số trục trặc do sự đánh giá chưa chính xác (trình độ nhân viên của công ty còn hạn chế). Với chiến lược này công ty cần cố gắng phát huy hơn nữa để đạt kết quả tốt hơn

3.3.. Phân tích mối quan hệ giữa thương hiệu và dịch vụ dưới ô thương hiệu:

Các công ty quảng cáo quốc tế có mặt tại Việt Nam đã làm cho cuộc chạy đua cạnh tranh trong ngành diễn ra gay gắt và ngày càng phức tạp hơn. Đặc biệt là các công tác như tổ chức các sự kiện, quan hệ cộng đồng…vì do các công ty quảng cáo Việt Nam chưa có cái nhìn đúng về những hoạt động này, tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu mới nhất của FTA thì năm 2004 trong nước có 15 công ty PR/ tổ chức sự kiện hàng đầu ở VN thì hoàn toàn không có công ty nước ngoài bởi các công ty đều chọn những công ty trong nước vì chất lượng làm tương đối tốt và giá lại rẻ (Theo báo kinh tế Sài Gòn số 26- 14/2/2005)

Tuy nhiên một số các chương trình lớn thì lại phải nhờ tới các công ty nước ngoài

- Phần lớn công chúng cho rằng các sản phẩm trong cùng một loại rất giống nhau và rất khó phân biệt được sự khác biệt với vô ván các sản phẩm tương tự. Chính những quan điểm này đã đặt ra một thách thức cho các công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo (Ngoài trời, PR…). Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để công chúng nhận tin có thể nhận thấy sự khác biệt trên từng sản phẩm của công ty, điều đó có thể trả lời là chỉ có thương hiệu mà thôi. Trên thị trường quảng cáo HN thì có rất nhiều công ty thực hiện làm về các lĩnh vực này như công ty quảng cáo Trẻ, Thủ Đô, An Dương, Hà Thái...

- Các thông điệp và hình thức quảng cáo của Ánh Dương thì được thể hiện trên các bảng biển quảng cáo, trong các chương trình tổ chức sự kiện, giao lưu…một cách độc đáo, công ty luôn luôn sử dụng các nguyên liệu tốt và các vị trí để thực hiện các chương trình thì tương đối đẹp.

- Ánh Dương luôn chấp hành các quy định của pháp lệnh quảng cáo trong việc đảm bảo thiết kế sản xuất và thi công làm đúng giấy phép kinh doanh của mình. Tất cả mọi cố gắng nỗ lực của công ty đều nhằm mục đích phụ vụ khách hàng với hình thức lá một công ty quảng cáo chuyên biệt, công ty không ngừng tiên phong trong các phương pháp, trong các hình thức và hiệu quả mới mẻ. Trên các sản phẩm của Ánh Dương luôn thể hiện một sự nhất quán các cam kết của công ty vớI khách hàng, đặc biệt những thiết kế này đều tạo ra định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm được quảng cáo. Đó cũng là tiêu chí mà được khách hàng đành giá cao và hiệu quả.

- Với tất cả những ý nghĩa mà thương hiệu Ánh Dương mang đến cho khách hàng đã bảo trợ cho các sản phẩm dịch vụ của công ty khi xuất hiện trên thị trường, nó đóng một vai trò cho sự dẫn đường tin cậy cho các sản phẩm dịch vụ được quảng cáo, hoặc có thể tạo nên được nhưng nét ấn tượng và độc đáo nhất.

Như vậy, mối quan hệ của các sản phẩm dịch vụ của Ánh Dương cung cấp với thương hiệu Ánh Dương là qua lại và tương hỗ cho nhau. Khi nhắc tới thương hiệu Ánh Dương thì công chúng nhận tin sẽ dễ dàng liên tưởng tới một công ty quảng cáo rất mạnh về vấn đề về tổ chức sự kiện và in ấn… còn khi nhắc tới sản phẩm của Ánh Dương cung cấp thì công chúng sẽ liên tưởng ngay tới một thương hiệu trẻ, năng động có tính chuyên biệt cao.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của Cty TNHH Tiếp Thị và Truyền Thông Ánh Dương Quang trên thị trường nội địa (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w