Quá trình hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty may thăng long (Trang 32 - 34)

I. Giới thiệu khái quát về công ty may Thăng Long.

1. Quá trình hình thành và phát triển.

Tên gọi: Công ty may Thăng Long.

Tên giao dịch quốc tế: ThangLong Garnent Company. Tên viết tắt: THALOGA.

Trụ sở của công ty: 250 Minh Khai- Hai Bà Trng- Hà Nội.

Là một doanh nghiệp Nhà nớc, công ty may Thăng Long nay thuộc Bộ công nghiệp nhẹ đợc thành lập đầu tiên vào ngày 08/05/1958 theo Quyết định của Bộ tr- ởng với tên gọi Công ty may mặc xuất khẩu - thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của miền Bắc- đặt trụ sở tại 15- Cao Bá Quát, đội ngũ cán bộ công nhân viên lúc đó chỉ có 550 ngời, bạn hàng nớc ngoài ban đầu chỉ có Liên Xô.

Đợc chi bộ trực tiếp lãnh đạo cùng với sự ra đời của tổ chức Công đoàn và chi đoàn thanh niên nên đến 15/12/1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầu tiên của mình với tổng sản lợng là 391.129 sản phẩm; đạt 112,8% so với kế hoạch, giá trị tổng sản lợng tăng 840.880 so với kế hoạch.

Giai đoạn 1961- 1965 công ty đã có một số chuyển biến lớn: chuyển tất cả các tổ hợp phân tán về cùng một địa điểm, trang bị thêm một số máy đạp chân và một số công cụ khác... ( Năm 1961 công ty chính thức chuyển về Minh Khai).Thị trờng xuất khẩu của công ty trong những năm 60 đã đợc mở rộng đến các nớc: CHDC Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc...

Trong những năm chiến tranh chống Mĩ, công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhng ban lãnh đạo đã từng bớc tháo gỡ, cố gắng hoàn thành kế hoạch đặt ra. Công ty đã phải 4 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cán bộ chủ trì.

Năm 1980, cơ quan chủ quản đổi tên công ty thành Liên hiệp các xí nghiệp may Thăng Long.

Năm 1986, xí nghiệp đợc Bộ công nghiệp nhẹ xét nâng lên hạng I.

Từ năm 1980 đến năm 1986 là thời kì xí nghiệp giành đợc nhiều thắng lợi. Mỗi năm xuất khẩu 5 triệu áo sơmi và đợc Nhà nớc tặng thởng 2 huân chơng lao động hạng ba, một huân chơng lao động hạng nhất cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác, mặc dù đây là những năm đầu tiên chấm dứt thời kì bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trờng ,bên cạnh đó, tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hởng lớn đến thị trờng truyền thống của công ty.

Ngày 08/02/1991, xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may đợc Nhà nớc cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí.

Sau đó, ngày 04/03/1992, Bộ công nghiệp nhẹ đã kí Quyết định chuyển xí nghiệp may Thăng Long thành công ty may Thăng Long- Công ty đầu tiên trong ngành may, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là sản xuất,gia công hàng may mặc xuất khẩu, hàng nội địa, gia công hàng thêu, mài cho các nhu cầu tập thể, cá nhân, tổ chức kinh doanh vật t ngành may. Hàng năm, công ty sản xuất từ 8 đến 9 triệu sản phẩm, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia công chiếm 80 đến 90%.

Cho đến nay, sau hơn 40 năm phát triển mặc dù gặp không ít khó khăn nhng công ty luôn cố gắng củng cố trang thiết bị kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhờ không ngừng cải tiến chất lợng, mẫu mã, sản phẩm của công ty không chỉ đợc xuất sang Liên Xô mà đã mở rộng thị trờng sang cả các nớc Đông Âu, có thị trờng ổn định, rộng lớn. Công ty đã tạo đợc hàng trăm mẫu mã đẹp, mới lạ để xuất khẩu và bán trong thị trờng nội địa, ngoài ra công ty còn nhận gia công, thêu, mài...80% sản phẩm của công ty dành cho xuất khẩu, sản phẩm của công ty đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Trong quá trình sản xuất, tiêu thụ đảm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa với Nhà nớc. Điều đó đã khẳng định đợc tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trờng.

Hiện nay, công ty đang mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để mua sắm trang bị thêm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện thêm đời sống cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty may thăng long (Trang 32 - 34)