Cơ sở tâm lý học nhận thức của việc sử dụng phƣơng pháp graph trong dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường thpt nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 28 - 30)

graph trong dạy học

PPDH môn toán phải dựa vào những thành tựu của tâm lý học, đặc biệt là tâm lí học phát triển, tâm lí học sƣ phạm và tâm lí học tƣ duy để xác định mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học.

Trong quá trình dạy học, hoạt động học tập của học sinh là quá trình tiếp nhận thông tin. Những thông tin đƣợc giới thiệu tạo cho học sinh tri giác sẽ khái quát hóa, trừu tƣợng hoá và cuối cùng là mô hình hoá thông tin để ghi nhớ theo mô hình.

Sử dụng graph trong dạy học thực chất là hành động mô hình hoá, tạo ra những đối tƣợng nhân tạo tƣơng tự về một mặt nào đó với đối tƣợng hiện thực để tiện cho việc nghiên cứu.

Rõ ràng graph giúp học sinh có một cái nhìn tổng quát hơn. Học sinh sẽ dễ dàng hiểu sâu đƣợc cái bản chất nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất của nội dung học tập.

Mô hình là vật thể đƣợc dựng lên một cách nhân tạo dƣới dạng sơ đồ,

cấu trúc vật lý, dạng ký hiệu hay công thức tƣơng ứng với đối tƣợng nghiên cứu (hay hiện tƣợng) nhằm phản ánh và tái tạo dƣới dạng đơn giản và sơ lƣợc nhất cấu trúc, tính chất, mối liên hệ và quan hệ giữa các bộ phận của đối tƣợng nghiên cứu. Mô hình là vật đại diện thay thế cho vật gốc, có những tính chất tƣơng tự với vật gốc, nhờ đó khi nghiên cứu mô hình ngƣời ta sẽ nhận đƣợc những thông tin về những tính chất hay quy luật của vật gốc.

24

Mô hình hoá thực ra là đơn giản hoá thực tại bằng cách, từ một tập hợp tự nhiên các hiện tƣợng, trạng thái về hệ gắn bó qua lại với nhau, ta tách ra những yếu tố nào cần nghiên cứu, rồi dùng ký hiệu quy ƣớc diễn tả chúng thành những sơ đồ, đồ thị, biểu đồ và công thức để mô phỏng một mặt nào đó của thực tại. Mô hình hoá là một hành động học tập, giúp con ngƣời diễn đạt lôgíc khái niệm một cách trực quan. Qua mô hình các mối quan hệ của khái niệm đƣợc quá độ chuyển vào trong (tinh thần). Nhƣ mô hình là “cầu nối” giữa vật chất và tinh thần.

Graph giúp HS có một điểm tựa tâm lý rất quan trọng trong sự lĩnh hội, học tập. Từ những hình ảnh trực quan hay lời nói của GV mô tả về đối tƣợng nghiên cứu, bằng các thao tác tƣ duy học sinh sẽ chuyển những thông tin đó sang “ngôn ngữ graph”, tức là học sinh tự thiết lập các graph trong não. Học sinh sẽ dễ dàng hiểu sâu đƣợc cái bản chất nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất của nội dung học tập. Theo tâm lý học nhận thức, mọi hình ảnh (kể cả âm thanh) học sinh tri giác đƣợc đều đƣợc mô hình hoá bằng các thao tác tƣ duy, do đó graph đã giúp cho học sinh thuận lợi hơn trong khâu khái quát hoá.

Hình ảnh trực quan là điểm tựa quan trọng cho sự ghi nhớ và tái hiện tri thức của học sinh về nội dung bài học. Ngôn ngữ graph ngắn gọn, súc tích chứa đựng nhiều thông tin sẽ giúp cho học sinh xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác hơn. Đối với việc ghi nhớ, học sinh không phải thuộc lòng mà chỉ cần ghi nhớ những dấu hiệu cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu và các quy luật về mối quan hệ của các yếu tố trong một hệ thống nhất định. Còn đối với việc vận dụng tri thức, học sinh phải thực hiện một thao tác tƣ duy là chuyển từ “ngôn ngữ graph” sang ngôn ngữ “ngữ nghĩa”, việc làm này giúp cho học sinh vận dụng kiến thức chính xác và hiệu quả hơn.

Sử dụng graph trong dạy học còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh năng lực tƣ duy khái quát (tƣ duy hệ thống). Đây là một hoạt động có hiệu

25

quả lâu dài, ảnh hƣởng đến khả năng tƣ duy và hoạt động trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở trường thpt nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 28 - 30)