IV. Tiến trình bài học
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 1 Về nội dung tài liệu thực nghiệm
3.3.1. Về nội dung tài liệu thực nghiệm
Hệ thống các graph đã lập đƣợc trong tài liệu thực nghiệm đã giúp cho bài học trở nên phong phú hơn, sinh động hơn và thu hút đƣợc sự chú ý của học sinh.
Nội dung của tài liệu thực nghiệm có những ý nghĩa nhất định. Thông qua tiết học ôn tập chƣơng và quan sát, trao đổi với học sinh, với giáo viên và với các giáo sinh đã dự tiết học chúng tôi nhận thấy:
- Việc sử dụng các nội dung của tài liệu thực nghiệm đã khắc phục đƣợc những khó khăn, hạn chế của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học các môn Toán ứng dụng. Đó là vì:
89
+ Những nội dung này mới đƣợc đƣa vào chƣơng trình nên còn rất mới mẻ với GV và HS.
+ Cách suy luận không hoàn toàn giống suy luận toán học
- Thông qua thực hiện nhiệm vụ đi điều tra và xử lý số liệu về kết quả học tập của các bạn (trong và ngoài lớp) đã giúp các em tự nhận biết và đánh giá đƣợc lực học của các lớp trên thực tế. Đồng thời các em đã tự mình ôn tập đƣợc những nội dung kiến thức đã học trong chƣơng.
- Đối với học sinh, việc hệ thống kiến thức giữa các nội dung trong một bài học cũng nhƣ trong tổng thể cả chƣơng và cách tìm hƣớng giải quyết cụ thể đối với từng bài toán là tƣơng đối khó (ví dụ: việc lựa chọn loại biểu đồ thích hợp để thể hiện đối với từng loại bảng phân bố tần số, tần suất cho trƣớc; hay việc lựa chọn các công thức thích hợp trong số các công thức có thể sử dụng để tính các giá trị đặc trƣng của mẫu số liệu…). Vì vậy việc xây dựng và sử dụng graph nội dung ôn tập chƣơng đã giúp các em bƣớc đầu làm quen với tƣ duy logic, biết cách tổ chức và cơ cấu hiểu biết của mình, có thể hệ thống kiến thức tốt hơn, cũng nhƣ biết cách ôn tập và tự mình ôn tập.
- Hơn nữa sau khi lập graph ôn tập chƣơng chúng ta hoàn toàn có thể lập đƣợc graph cho các bài cụ thể trong chƣơng. Nhƣ vậy đối với các nội dung ôn tập các chƣơng khác chúng ta cũng có thể sẽ lập đƣợc các graph ôn tập tƣơng tự để nâng cao hiệu quả cho các giờ học.