Quản lý dạy học ở Trung tâm GDTX theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập của học viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viện tại trung tâm hướng nghiệp (Trang 35 - 37)

tích cực học tập của học viên

1.4.1.Dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực của học viên.

* Tính tích cực: Là phẩm chất vốn có của con ngƣời trong đời sống xã hội, con ngƣời không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết, sáng tạo ra nền văn minh của mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trƣờng tự nhiên và cải tạo xã hội [9].

* Tính tích cực nhận thức

Là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết các vấn đề học tập, nhận thức . Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phƣơng tiện, vừa là điều kiện đạt đƣợc mục đích, vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tùy theo việc huy động chủ yếu các chức năng tâm lí nào và mức độ huy động chức năng tâm lí đó mà ngƣời ta phân ra các loại tính tích cực.

+ Tính tích cực tái hiện, bắt chƣớc: Là tính tích cực chủ yếu dựa vào trí nhớ và tƣ duy tái hiện [18].

+ Tính tích cực tìm tòi: Là tính tích cực đƣợc đặc trƣng bằng sự bình phẩm, phê phán, tìm tòi về mặt nhận thức, óc sáng tạo, lòng khát khao hiểu biết, hứng thú học tập. Tính tích cực đó không bị hạn chế trong những khuôn khổ yêu cầu của giáo viên [18],[19].

*Tính tích cực của học sinh trong học tập

Quá trình học tập đƣợc coi là quá trình nhận thức. Quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện ra những điều loài ngƣời chƣa biết mà lĩnh hội những tri thức loài ngƣời đã tích luỹ đƣợc [9],[11]. Việc học tập nói chung bị chi phối bởi những qui luật của nhận thức, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính rồi từ nhận thức lí tính đến thực tiễn. Với những nét đặc thù thể hiện ở chỗ HS không chỉ tiếp nhận kiến thức mới mà còn lấy việc tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới làm mục tiêu, một nhiệm vụ chính trong quá trình học tập.

Tiếp nhận những kiến thức đã đƣợc phát hiện để mở rộng sự hiểu biết của mình là cơ sở cho việc sáng tạo [16]. Để có phƣơng pháp tƣ duy độc lập và phƣơng pháp học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp nhận kiến thức, đòi hỏi ngƣời học cần phát hiện, tìm tòi những vấn đề mới theo yêu cầu và trình độ của mình. Việc bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập là quan trọng vì có phƣơng pháp phù hợp mới tiếp thu đƣợc kiến thức mới một cách chắc chắn.

Việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện phƣơng pháp học tập cần gắn với việc giáo dục tƣ tƣởng, thái độ, tình cảm.

* Tính sáng tạo

Là cấp độ cao nhất của tính tích cực. Nó đặc trƣng bằng sự khẳng định con đƣờng riêng của mình, không giống với con đƣờng chung của mọi ngƣời, mà đã đƣợc thừa nhận, đã trở thành chuẩn hóa, để đạt đƣợc mục đích [9].Để có đƣợc sự sáng tạo thì cần phải có tính tự lực. Tính tự lực là sẵn sàng tâm lí cho sự tự học, tự tìm hiểu. Sự chuẩn bị tâm lí cho việc học biểu hiện qua sự ý thức đƣợc nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của xã hội, của cộng đồng.

- Sáng tạo là hoạt động của con ngƣời nhằm biến đổi thế giới tự nhiên và xã hội sao cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của con ngƣời trên cơ sở các quy luật khách quan của thực tiễn. Sáng tạo là hoạt động đặc trƣng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo, tính duy nhất [1],[10],[16].

Sáng tạo có nghĩa là tạo ra, làm ra, sản xuất ra sản phẩm mới, đề ra cách giải quyết mới.

- Học tập và sáng tạo không phải là hai hoạt động tách biệt mà là hai mặt của một quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau. Học không phải chỉ là tiếp thu kinh nghiệm đã có sẵn của nhân loại mà chính là “sáng tạo lại" cho bản thân mình. Ngay trong bài học đầu tiên của một môn khoa học đã phải đặt học sinh vào vị trí của ngƣời nghiên cứu, khám phá. Ngƣợc lại, chính nhờ cách học nghiên cứu khám phá và sáng tạo đó mà học sinh nắm vững kiến thức, biết sử dụng kiến thức một cách linh hoạt để tiếp tục sáng tạo ra cái mới. Chỉ nên để một kiểu học tập tồn tại trong nhà trƣờng, đó là "Học tập sáng tạo" và coi xây dựng phong cách "Học tập sáng tạo" là cốt lõi của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Không những học tập sáng tạo mà còn cần rèn cho HS thói quen học tập suốt đời với mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn

Là học cách học và biết tận dụng các cơ hội giáo dục mang lại, biết cách nắm vững, sử dụng thành thạo những công cụ kiến thức và cách rèn luyện những khả năng phê phán, năng lực ghi nhớ.

+ Học để làm:

Là học để có khả năng đối mặt đƣợc với nhiều tình huống, học những kinh nghiệm của xã hội bằng các hình thức học tập khác nhau. Học không chỉ để nắm vững các kĩ năng mà còn phải biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.

+ Học để cùng sống:

Là quá trình học tập hợp tác, hữu nghị, đa phƣơng, đa chiều. Trong những mục tiêu và những dự án mà quá trình nhận thức đã đề cập tới, bản thân ngƣời học phải tự đặt mình vào địa vị ngƣời khác để hiểu rõ những tác động qua lại và có thái độ đóng đắn trong cách nhìn nhận về thế giới khách quan.

+ Học để làm ngƣời:

Là quá trình học để tự khẳng định mình. Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng sáng tạo của mỗi ngƣời một cách hiệu quả nhất. Thông qua quá trình nhận thức để chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức phục vụ xã hội [12],[21].

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viện tại trung tâm hướng nghiệp (Trang 35 - 37)