Biện pháp 1: Xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thac si quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học chu văn an, quận bình thạch, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 58 - 64)

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo

3 BGH chỉ đạo việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng bằng hình thức viết thu hoạch

3.2.1. Biện pháp 1: Xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

3.2.1.1. Mục tiêu

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hiện nay phải hướng tới việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên, bằng cách cung cấp cho họ một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc cụ thể đó là phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. BGH phải hệ thống được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng. Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên nhà trường , vừa hạn chế sự tốn kém về kinh phí cho ngân sách vì không phải lặp lại những nội dung mà chính giáo viên đã biết. Xác định được đúng vấn đề đang cần thiết sẽ tạo được hứng thú học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao, từ đó giúp cho công tác quản lý của nhà trường sẽ đạt kết quả tốt.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện

a) Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm

Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục, các văn

bản chỉ đạo của ngành. Khuyến khích giáo viên tham gia tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động" Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo",...

Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạo đức của người thầy phải được coi trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào người thầy cũng phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. BGH khi xây dựng phong cách người thầy phải chú ý tới hai mặt. Đó là thái độ đối với công việc và cách ứng xử trước những vấn đề, tình huống trong quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, với học sinh. Người thầy muốn làm tốt công tác giáo dục phải có tác phong mẫu mực, tôn trọng và công bằng trong đối xử với học sinh, phải xây dựng uy tín trước học sinh, nhân dân và xã hội. Phải xây dựng thói quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm, trách nhiệm. Thông qua bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho thầy cô giáo thêm tự hào, gắn bó với nghề, trường để tạo động lực phát triển nhà trường.

Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng chất lượng giáo viên. Lòng nhân ái - tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người. Với giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa của lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc. Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo dục, đó cũng là điểm xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. Ý thức, thái độ và tình yêu nghề nghiệp thể hiện ở việc không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng, tạo được niềm tin đạo đức trước học sinh và nhân dân.

Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm đội ngũ giáo viên có thể vận dụng bằng nhiều hình thức, như:

- Tổ chức học tập chính trị cho cán bộ, giáo viên - Phổ biến các văn kiện của Đảng, Nhà nước

- Tổ chức cho giáo viên tăng cường đọc sách, báo, tài liệu - Yêu cầu giáo viên viết thu hoạch

- Bồi dưỡng qua các sinh hoạt tập thể

- Các tổ có kế hoạch hoạt động, đăng ký nội dung thi đua

b) Bồi dưỡng kiến thức và các kĩ năng sư phạm * Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn

GVTH cần phải có những kiến thức cơ bản, hệ thống để tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học có hiệu quả, đúng mục tiêu giáo dục tiểu học. Những kiến thức cần thiết này một phần đã được trang bị khi GV học ở các trường sư phạm, phần còn lại là do tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình hành nghề (phần kiến thức này thường xuất phát từ nhu cầu thực tiễn địa phương và những vấn đề xã hội, nhân văn đặt ra ở từng giai đoạn).

Có thể phân loại các kiến thức trong lĩnh vực này thành năm mảng kiến thức mà GVTH cần được trang bị để hành nghề. Mỗi mảng kiến thức này là một yêu cầu cơ bản với nội dung cốt lõi như:

- Yêu cầu 1: Có kiến thức cơ bản, hệ thống để dạy được các môn học trong chương trình tiểu học. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên tiểu học bao gồm tổng hoà các kiến thức về môn học, kiến thức chương trình dạy, mục tiêu bài học từ khối 1 đến khối 5 để học sinh lĩnh hội theo chuẩn kiến thức kĩ năng quy định; kiến thức về dạy học tích hợp, bản đồ tư duy...

- Yêu cầu 2: Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm về tâm lý, giáo dục học. Người GVTH không chỉ dạy tất cả các môn học, mà còn tổ chức tất cả các hoạt động cho HS lớp mình phụ trách. Do đó, GVTH phải có kiến thức về tâm, sinh lý HS tiểu học.

- Yêu cầu 3: Có kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh.

- Yêu cầu 4: Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội, nhân văn. - Yêu cầu 5: Có kiến thức địa phương.

*Bồi dưỡng kiến thức và các kĩ năng sư phạm Khi xét đến kĩ năng sư phạm

của GVTH ta thường đề cập đến nhiều kĩ năng về tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và giảng dạy. Tuy nhiên, căn cứ đặc điểm lao động sư

phạm của GVTH và đối tượng dạy học là học sinh tiểu học, ta có thể hệ thống, lựa chọn ra và tổ chức bồi dưỡng cho GV năm loại kĩ năng sư phạm cần thiết, tối thiểu để GVTH có thể hành nghề. Mỗi loại kĩ năng này là một yêu cầu cơ bản với nội dung cốt lõi như:

- Yêu cầu 1: Biết lập kế hoạch dạy học và soạn giáo án, kiểm tra, chấm bài, trả bài.

- Yêu cầu 2: Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp; kỹ năng giảng dạy bộ môn với từng phân môn, kiểu bài. … để dạy tất cả các khối lớp; đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, GV là người hướng dẫn, học sinh tự học tự lĩnh hội kiến thức. Phát huy, ủng hộ sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Đặc biệt là hiện đại hoá phương pháp giảng dạy. Phương pháp dạy học đặc thù ở bậc học là phương pháp làm mẫu. Trong trường tiểu học, GV dạy cho HS không phải bằng phương pháp thuyết trình là chính, mà phải làm mẫu cho HS làm theo. Đối với HS tiểu học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Vì vậy, GV phải biết tổ chức hoạt động học tập cho HS. Trước hết, GV cần hình thành ở HS động cơ học tập tích cực, bền vững. Tiếp đến, GV đặt ra cho HS các nhiệm vụ học tập và dạy HS cách giải quyết từng nhiệm vụ thông qua hình thành cho HS các hành động học tập cơ bản. Đối với giáo dục tiểu học, việc cung cấp cho HS tri thức và việc hình thành kỹ năng có vai trò quan trọng như nhau. GVTH cần biết ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục; đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh.

- Yêu cầu 3: Biết làm công tác chủ nhiệm, quản lý, giáo dục học sinh; biết tổ chức các hoạt động tập thể, biết thuyết phục, cảm hoá học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn trong tập thể học sinh, là người trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh

trong lớp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần rèn luyện kỹ năng vận dụng các tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục học sinh của mình.

- Yêu cầu 4: Biết cách giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

- Yêu cầu 5: Biết xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy

Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh, hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng môn học trong chương trình. (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật Khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn cho mình và đồng nghiệp.

c)Bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá kết quả học tập của HS theo thông tư 30/2014BGD ĐT

Nội dung này sẽ giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

Đây là một trong bảy nhóm giải pháp để phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ CNH, HĐH, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chính nhờ chủ trương này mà nguồn lực đầu tư cho giáo dục tăng lên và làm cho bộ mặt giáo dục nước nhà khởi sắc, tạo ra một phong trào học tập sâu rộng và cả xã hội làm giáo dục.

Đối với Trường TH Chu Van An quận Bình Thạch, bước đầu nhờ công tác này mà cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường có sự thay đổi,trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Phải làm cho giáo viên nắm được nội dung, yêu cầu của xã hội hoá giáo dục là: khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập.

Phải lập chương trình kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo công tác này một cách nghiêm túc, khoa học để giáo viên có cơ sở thực hiện. Giáo viên cũng phải tự mình học tập, tự mình tạo mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. Phải phát huy vai trò người thầy trong việc phát triển giáo dục.

e) Bồi dưỡng về công nghệ thông tin,ngoại ngữ

Trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang mở rộng hợp tác và hội nhập, đặc biệt bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, ngoại ngữ và tin học đang trở thành điều kiện không thể thiếu được đối với sự hợp tác và phát triển. Cũng như trong nhiều nhà trường, đội ngũ giáo viên Trường TH Chu Van An Quận BÌNH THẠCHđang gặp khó khăn về trình độ ngoại ngữ và tin học. Vốn ngoại ngữ và tin học nghèo nàn đã cản trở rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và nhiều hoạt động khác. Do đó việc tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và tin học cho giáo viên là nhiệm vụ cấp bách.

Căn cứ vào từng loại hình bồi dưỡng và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, cử giáo viên tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT cũng như kế hoạch học tập, bồi dưỡng chính trị của quận ủy.

Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ trong đó quan tâm chú ý việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày lễ lớn lồng ghép với nội dung bồi dưỡng báo cáo viên, mua tài liệu và chế độ khen thưởng cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên trong trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thac si quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học chu văn an, quận bình thạch, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w