Trường Tiểu học Chu Văn An

Một phần của tài liệu Luận văn thac si quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học chu văn an, quận bình thạch, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 35 - 39)

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo

2.1.3.Trường Tiểu học Chu Văn An

Đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn Antính đến tháng 5 năm 2015

- Tổng số cán bộ, Giáo viên, nhân viên: 89 - Trình độ: đạt chuẩn, trên chuẩn: 100%

- Trình độ Tin học, ngoại ngữ của cán bộ giáo viên, nhân viên: + Trình độ Tiếng Anh: Trình độ ĐH: 3/3 đạt tỷ lệ: 100 % Trình độ B: 70/ 89 đạt tỷ lệ: 86,84 % Trình độ C: 8 đạt tỷ lệ: 5,3 % Trình độ B2 Tiếng Anh: 3/3 đạt tỷ lệ: 66,6 % + Trình độ tin học: Trình độ Đại học: 2/3 đạt tỷ lệ: 66,6 % Trình độ Cao đẳng : 1/3 đạt tỷ lệ: 33,4% Trình độ B: 79/89, đạt tỷ lệ: 92,1 %

Bảng 2.3: Thống kê trình độ giáo viên của Trường TH Chu Van An

Năm học Tổng số GV GV đạt chuẩn GV trên chuẩn

2010-2011 78 78 (100%) 35 (97%)

2011-2012 78 78 (100%) 36 (100%)

2012-2013 82 80 (100%) 40 (100%)

2013-2014 80 80 (100%) 37 (97%)

2014-2015 89 89 (100%) 38 (100%)

(Nguồn: Báo cáo năm Phòng GD&ĐT BÌNH THẠCH * Ưu điểm:

- Đội ngũ GVTH của trường có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều GV rất tâm huyết với nghề, tận tuỵ với HS, luôn là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và cho HS noi theo.

- Có tinh thần vượt khó, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Giáo viên có thâm niên công tác lâu năm chiếm tỉ lệ khá đông. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy vì công tác giáo dục rất cần

những người có vốn sống, đặc biệt có kinh nghiệm giảng dạy.

- Giáo viên được phân công công tác tương đối ổn định, ít có sự biến đổi, xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy. Về cơ bản, số lượng giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu của các trường.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, xếp loại HS theo đúng yêu cầu mới.

- Những GV trẻ có trình độ và khả năng sử dụng tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cập nhật kiến thức mới, …

* Hạn chế:

- Vẫn còn một bộ phận GV lớn tuổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chưa tích cực bồi dưỡng để vươn lên. Bên cạnh đó, đội ngũ GV trẻ mới ra trường đã được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức, quản lý HS, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp cũng như trong giải quyết các công việc.

- ĐNGV chưa tích cực, chưa chủ động tham gia đổi mới nội dung, phương pháp, mà sử dụng chủ yếu là phương pháp truyền thống thiếu cải tiến, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đặc biệt kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học của GV còn hạn chế, không khai thác và phát huy được tính ưu thế của thiết bị, từ đó không nâng cao được chất lượng bài giảng.

- Phần lớn GV còn hạn chế về kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động,...

- Đội ngũ cốt cán chuyên môn chưa mạnh, còn e dè nể nang, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi hiệu quả chưa cao. Điều đó lý giải vì sao chất lượng học sinh giỏi thành phố còn khá khiêm tốn.

* Nguyên nhân yếu kém

- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ở nhà trường vẫn còn bị ảnh hưởng của nếp nghĩ cũ, cách làm cũ, bằng kinh nghiệm là chính, ít có sự chuyển biến mạnh vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên TH chưa được nhà trường quan tâm đúng mức, thiếu những biện pháp thiết thực, khả thi, đặc biệt công tác BD chuyên môn chưa có những giải pháp quyết liệt mang tính chất đột phá đi tắt đón đầu.

- ĐNGV nhìn chung chưa tích cực và chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu mới.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Các báo cáo của các đơn vị còn nặng về thành tích, chưa nhìn thẳng vào những yếu kém trong công tác quản lý chỉ đạo bồi dưỡng GV.

- Chế độ chính sách, cơ chế tuyển biên chế, hợp đồng giáo viên còn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu chủng loại và không phát huy được sự cô gắng của đội ngũ GV trẻ.

*)Tồn tại sau một năm thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014

Sau một năm thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 còn một số tồn tại sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV mất nhiều thời gian cho việc nhận xét, kiểm soát kết quả HS số lượt chấm bài giảm đi: GV phải lựa chọn từ ngữ nhận xét mang tính động viên nhắc nhở (chứ không phải chê trách, phê bình,…) nhưng phải đảm bảo khi phụ huynh

- HS đọc vẫn hiểu được, biết được rõ chỗ sai để sửa chữa nhưng tâm lí vẫn đảm bảo hài lòng. Ngay cả việc nhận xét sổ theo dõi hàng tháng, học bạ phải biết sử dụng từ lượng hóa mang tính khoa học và thẩm mĩ.

- Nhận xét bằng lời thì HS chỉ nhớ lúc đó sau lại quên ngay còn nhận xét HS của giáo viên trong vở, trong bài kiểm tra có HS chỉ đọc hời hợt dẫn đến HS không cố gắng. Những HS có học lực khá giỏi vẫn có tâm lý thích điểm số để chứng tỏ thành tích học tập của mình, cách đánh giá của Thông tư 30 chưa gây được hứng thú học tập cho đối tượng học sinh khá, giỏi.

Với HS lớp 1 tại thời điểm học kỳ I, những câu nhận xét của GV trong vở các em không thể đọc được nên đánh giá của GV chưa có tác dụng. Về phần

GV còn lúng túng khi phải chọn câu từ, lời lẽ để nhận xét phù hợp với học lực từng em. Việc thay đổi cách đánh giá HS chiếm nhiều thời gian của GV.

Tâm lý của phụ huynh HS không thích cách nhận xét vì không biết con mình đạt ở mức độ cụ thể nào nên chưa quan tâm nhiều đến việc nhận xét; chưa khuyến khích được cha mẹ HS tham gia đánh giá như yêu cầu của Thông tư 30.

Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: "hoàn thành”. Nhưng trong sổ học bạ và sổ theo dõi chất lượng giáo dục không có ô để ghi mục này. Việc ghi kết quả vào học bạ cũng mất rất nhiều thời gian vì một năm phải nhận xét các môn học và các nội dung đánh giá 2 lần.

Những nguyên nhân trên cùng với khó khăn trong cuộc sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, sự cống hiến của đội ngũ GV, một trong những lực lượng quan trọng và có tính chất quyết định trong công cuộc đổi mới GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Luận văn thac si quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học chu văn an, quận bình thạch, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 35 - 39)