Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên TH

Một phần của tài liệu Luận văn thac si quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học chu văn an, quận bình thạch, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 31 - 33)

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo

1.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên TH

giáo viên TH

* Yếu tố khách quan

- Nhu cầu bồi dưỡng của nhà trường: Thể hiện ở số lượng giáo viên, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng.

- Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lý và của giáo viên về công tác bồi dưỡng giáo viên.

- Công tác quy hoạch bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa cùng với những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng.

- Cung ứng các điều kiện về nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc bồi dưỡng.

- Sự quan tâm của Nhà nước và sự đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và các đơn vị cơ sở.

- Hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: địa bàn, thời tiết, thời gian.

- Sự tác động của nhà quản lý: Một đội ngũ nhà giáo mạnh phải đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, được sắp xếp hợp lý. Trong đó, mọi giáo viên đều có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo, nhạy bén và yêu nghề. Để tạo ra sức mạnh đội ngũ, ngoài sự nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lý phải biết tác động khôn khéo để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗi giáo viên thành sức mạnh đội ngũ. Có thể nói chất lượng của đội ngũ nhà giáo là sự phản ánh trung thực, hiệu quả của công tác quản lý và trình độ, năng lực của nhà quản lý giáo dục.

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý công tác bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trực tiếp bồi dưỡng.

- Khả năng đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng.

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên TH, chương I đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dưỡng, khái niệm bồi dưỡng cho giáo viên TH, xác định nội hàm của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên TH, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục TH nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH trước yêu cầu đổi mới GD.

Những căn cứ lý luận nêu trên là cơ sở để tác giả khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở Trường TH Chu Van An.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thac si quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học chu văn an, quận bình thạch, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 31 - 33)