- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo
3 BGH chỉ đạo việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng bằng hình thức viết thu hoạch
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
chuyên môn
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người.
3.2.2.1. Mục tiêu
- Xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng người quản lý để thống nhất chỉ đạo.
- Điều tra, khảo sát để xác định được nhu cầu về nội dung và đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng.
- Từ điều tra, khảo sát trên, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, giúp cho mọi đối tượng đều được tham gia bồi dưỡng. Lập kế hoạch còn giúp cho người quản lý không sót việc, chủ động trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Khắc phục được những hạn chế về mặt quản lý đã chỉ ra trong chương 2.
3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện
* Dự báo kế hoạch phát triển giáo dục :
Hàng năm, căn cứ dân số độ tuổi trên địa bàn phường, sự tăng dân số cơ học để xây dựng kế hoạch phát triển GD về số lớp, số HS, số GV, cán bộ và cơ cấu nhân sự các tổ chức trong nhà trường. Trên cơ sở nắm bắt số học sinh
và nhu cầu giáo viên trong nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khắc phục tình trạng thừa số lượng GV nhưng lại thiếu chủng loại cần thiết.
Dự báo phát triển đội ngũ GV là căn cứ quan trọng để nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng CMGV.
* Tổ chức rà soát, đánh giá xếp phân loại GV:
Đây là công việc cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng GV. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để các nhà trường xây dựng kế hoạch BD phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của GV đồng thời giúp Ban giám hiệu lựa chọn chính xác đội ngũ GV cốt cán các tổ khối - nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học. Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi GV trong nhà trường sẽ tiến hành tự đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó cán bộ quản lí nắm bắt được các điểm mạnh điểm yếu của từng GV và nhu cầu cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV đạt hiệu quả. * Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:
Chủ động xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.
Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường TH Chu Van An quận BÌNH THẠCHđạt hiệu quả chất lượng tốt, tránh được lãng phí, trước hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả về số lượng và chất lượng (trình độ chuyên môn,nhu cầu môn học...). Như những việc điều tra ở chương 2 đã nêu ra.
Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng bắt đầu từng GV và toàn bộ GV của trường. Những thông tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng :
- Nội dung đào tạo bồi dưỡng - Đối tượng đào tạo bồi dưỡng
- Trình độ đào tạo bồi dưỡng - Thời gian thực hiện
- Phạm vi thực hiện…
* Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:
Công tác kế hoạch hoá là một công tác quan trọng của mỗi cấp quản lý giáo dục. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hoá bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. Đề ra được phương án bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phù hợp và sát thực với cơ sở thì các cấp quản lý giáo dục phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và sát thực. Có kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải được xây dựng từ trong hè, đặc biệt là từ đầu năm học.
Xây dựng kế hoạch tổng thể phải dựa trên cơ sở: - Kế hoạch bồi dưỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Kế hoạch bồi dưỡng của Sở giáo dục và Đào tạo.
- Phương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Điều kiện thực tế của quận và nhà trường, của địa phương (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khả năng, hứng thú), cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.
Trong kế hoạch BD chuyên môn phải thể hiện các nội dung về phát triển đội ngũ : Xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Kế hoạch BD đội ngũ phải đảm bảo các nội dung : - Mục tiêu
- Chỉ tiêu
- Biện pháp thực hiện
- Điều kiện (các nguồn lực) thực hiện - Thời gian thực hiện, v.v...
Trong chu trình quản lý, kế hoạch hoá là giai đoạn đầu quan trọng nhất, vì thế cán bộ quản lý phải nhận thức được tầm quan trọng và nắm bắt được thông tin làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội và ngoại lực, tìm phương pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu. Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cần phải thấy hết các yếu tố phức hợp và tương tác, đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của từng cá thể đơn lẻ, của từng bộ phận.
Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giúp cho cán bộ quản lý nhà trường chủ động về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt động của nhà trường, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt được và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Thực tế xuất phát điểm của công tác bồi dưỡng giáo viên chính từ kế hoạch phát triển giáo dục. Thực chất bồi dưỡng giáo viên là một bộ phận góp phần làm cho giáo dục phát triển. Khi kế hoạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn được định hình thì định hướng và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tuân thủ theo.
Sau khi nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng, nhà trường xây dựng kế hoạch báo cáo Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (đây cũng là một nội dung nằm trong đề án quy hoạch phát triển giáo dục của quận BÌNH THẠCHđến năm 2015 định hướng năm 2020) đó là: Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hoá và trên chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu:
- Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng chuẩn giáo viên cao cấp (theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)