3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế. a. Cơ cấu kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn năm 2013 đạt 41.478,4 tỷ đồng, đạt 20,1% kế hoạch, tăng 10,2% so với năm 2012. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 10,6% so với năm 2012, khu vực dịch vụ tăng 11% so với năm 2012, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3,3% so với năm 2013.
b.Giá trị sản lượng.
Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân năm 2013 là 38.119 ha, tăng 1,4% so với năm 2012 và tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu là 72.236 ha, bằng 99,4% so với năm 2012.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
c. Tiềm năng phát triển kinh tế.
Tỉnh nằm trên nhiều trục đường giao thông quan trọng, có lợi thế về phát triển giao lưu thương mại với trong nước bằng đường bộ, trở thành đầu mối vận chuyển và trung tâm kho lưu vận hàng hóa giữa vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam với cả nước.
3.1.2.2. Điều kiện xã hội.
a.Dân số: Dân số năm 2013 của toàn tỉnh là 2.569.442 người với
664.983 hộ gia đình, trong đó dân số đô thị có 858.894 người, chiếm 33,43% dân số. Mật độ dân số trung bình 435 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, tại các khu vực như: Biên Hòa, Long Khánh, Trảng Bom, Thống Nhất có mật độ dân số cao từ 598 người đến 4.510 người/km2; ngược lại các huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán mật độ dân số thấp chỉ từ 115 người đến 386 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn tỉnh khá cao (năm 2013 tăng 3,14% so với năm 2012, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm đều cao hơn 3%), chủ yếu do tăng dân số cơ học (lực lượng lao động từ các tỉnh trong cả nước nhập cư vào Đồng Nai để làm việc trong các khu công nghiệp)
b. Lao động: Tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn so với quy mô dân số do sự phát triển công nghiệp cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong thời kỳ vừa qua, kéo theo việc di dân từ các tỉnh mà phần lớn nằm trong độ tuổi lao động. Năm 2013, số lao động trong độ tuổi là 1.712 ngàn người, chiếm 66,61% dân số.
c. Cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, nghỉ
ngơi giải trí): với lợi thế là tỉnh có vị trí sát với trung tâm kinh tế thứ hai của cả nước nên cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh có mức độ khá hơn các tỉnh khác trên cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
3.1.2.3. Nhận xét chung. a. Thuận lợi
- Đồng Nai có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội: có vị trí nằm ở cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước; tiếp giáp với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu là các địa phương có thế mạnh phát triển ở các lĩnh vực khác nhau, nên tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau;
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng dần qua các năm cho thấy môi trường đầu tư của tỉnh luôn hấp dẫn được các nhà đầu tư. Cơ cấu ngành nghề đầu tư đã có sự tăng cao của ngành dịch vụ, xuất hiện một số dự án công nghệ cao phù hợp với định hướng thu hút đầu tư mà tỉnh đã đề ra.
- Đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn đã có sự tập trung trong công tác lập, phê duyệt quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn làm cơ sở quản lý, phát triển hạ tầng nông thôn. Vốn đầu tư hạ tầng cho nông thôn cũng có sự tập trung khá cao so với tổng vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh (chiếm 56% tổng vốn ngân sách hàng năm).
- Lĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, một số chỉ số về phát triển kinh tế xã hội cao hơn so với mức chung của cả nước như: thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 bị suy dinh dưỡng,…
b. Khó khăn, tồn tại
- Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới làm cho giá trị sản xuất ngành công nghiệp thấp hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt thấp so với kế hoạch;
- Dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp còn chậm, nhất là lĩnh vực dịch vụ nhà ở cho công nhân, vui chơi giải trí,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Trong sản xuất nông nghiệp, tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa cùng với giá cả không ổn định đã hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi;
- Kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn thiếu và chưa đồng bộ;
- Chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu lao động kỹ thuật cao, các chuyên gia đầu ngành;
- Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp và khu dân cư chưa được khắc phục triệt để.