Ánh giá chung

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất kiện toàn hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình một cấp tại tỉnh đồng nai (Trang 38 - 41)

Việc thành lập và hoạt động của VPĐKQSDĐ đã khắc phục nhiều khó khăn về nhân lực chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký đất đai; đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các hạn chế, bất cập sau:

- Việc thành lập hệ thống VPĐKQSDĐ các cấp ở các địa phương còn rất chậm so với yêu cầu nhiệm vụ thi hành Luật Đất đai năm 2003. Việc tổ chức bộ máy các VPĐKQSDĐ các địa phương chưa thống nhất: chức năng nhiệm vụ của nhiều VPĐKQSDĐ cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là Trung tâm Thông tin TN&MT; chức năng nhiệm vụ của nhiều VPĐKQSDĐ cấp huyện còn chồng chéo với Phòng TNMT. Hoạt động của VPĐKQSDĐ chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện thủ tục cấp GCN của VPĐKQSDĐ các cấp ở nhiều địa phương còn 1 số điểm chưa thực hiện đúng quy định. Phần lớn các VPĐKQSDĐ sau khi thành lập đều đã đi vào hoạt động nhưng còn lúng túng, chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các VPĐKQSDĐ chủ yếu mới triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng lẻ cho một số đối tượng thuộc thẩm quyền phân cấp, một số VPĐK đã bước đầu tham gia thực hiện nhiệm vụ thống kê đất đai; các nhiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 vụ khác đều chưa triển khai, nhất là việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định mới và việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai; sự phối hợp giữa VPĐK cấp tỉnh với VPĐK cấp huyện (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) và các cơ quan có liên quan còn rất lúng túng.

- Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐKQSDĐ còn rất thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCN chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐKQSDĐ còn rất thiếu thốn, nhiều VPĐKQSDĐ chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ; đặc biệt diện tích làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai;

- Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phương: có địa phương VPĐKQSDĐ phải tự bảo đảm kinh phí để tồn tại và hoạt động, có địa phương VPĐKQSDĐ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho 1 phần kinh phí hoạt động; cũng có địa phương VPĐKQSDĐ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho toàn bộ kinh phí để hoạt động.

Nguyên nhân chủ yếu do chưa có kinh nghiệm thực tiễn; chưa xác rõ và cụ thể hóa nhiệm vụ để tổ chức triển khai; chức năng, nhiệm vụ của VPĐKQSDĐ còn chồng chéo với một số đơn vị trực thuộc của Sở Tài nguyên và Môi trường; chưa xây dựng được quy chế làm việc và phối hợp giữa VPĐK với các cơ quan đơn vị khác liên quan theo yêu cầu của nhiệm vụ được giao; tổ chức bộ máy trong nội bộ VPĐK chưa hợp lý, còn chồng chéo hoặc chưa phủ trùm hết nhiệm vụ được giao; đội ngũ cán bộ chuyên môn còn rất thiếu (có nơi VPĐK cấp tỉnh chỉ có 5 người, VPĐK cấp huyện chỉ có 3 người), phần lớn cán bộ của VPĐK được tuyển dụng mới, chưa có kinh nghiệm thực tiễn; trang thiết bị công nghệ nhìn chung chưa đáp được yêu cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 tối thiểu để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ được giao; thiết bị đo đạc ở hầu hết các VPĐKQSDĐ (đặc biệt là cấp huyện) đều chưa có. VPĐKQSDĐ các cấp đang rất khó khăn về trụ sở làm việc; còn phải sử dụng tạm thời trụ sở của cơ quan tài nguyên và môi trường nên điều kiện làm việc rất chật chội, chưa đủ để triển khai thực hiện nhiệm vụ (nhất là yêu cầu nơi tiếp công dân (hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ), nơi lưu trữ hồ sơ địa chính). Một số VPĐKQSDĐ mới có quyết định thành lập nhưng cho tới nay vẫn chưa đi vào hoạt động do thiếu cán bộ và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của Văn phòng.

Vì vậy, để thực hiện chủ trương xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, xây dựng một hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện; việc hình thành VPĐK một cấp sẽ thuận tiện cho việc tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai để đáp ứng yêu cầu khai thác, cập nhật thông tin đất đai thường xuyên, phục vụ cho quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp, phục vụ các ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân thì việc kiện toàn hệ thống các VPĐKQSDĐ là hết sức cần thiết và cấp bách; đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy; đào tạo lại cán bộ; rà soát hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; xây dựng quy chế làm việc…, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất kiện toàn hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình một cấp tại tỉnh đồng nai (Trang 38 - 41)