Sơ đồ tổ chức
3.4.2. Đánh giá lợi ích của VPĐKQSDĐ theo mô hình một cấp cho công tác quản lý đất đa
tác quản lý đất đai
3.4.2.1. Đối với Nhà nước
Việc chuyển đổi hệ thống VPĐK sang mô hình một cấp sẽ làm đơn giản và thuận tiện rất nhiều trong quá trình thực hiện thủ tục của 05 nhiệm vụ, chức năng còn lại là: xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính, theo dõi cập nhật chỉnh lý biến động đối với thửa đất đã đăng ký ban đầu, thực hiện thống kê kiểm kê và cung cấp thông tin đất đai.
Tại VPĐK một cấp, quá trình thực hiện các thủ tục sẽ được đơn giản hóa và được thực hiện ở một cơ quan, một cấp duy nhất là VPĐK, không phải phân cấp, sao lưu, đối chiếu để đảm bảo tính thống nhất giữa các cấp như hiện nay. Đồng thời, tránh được những sai sót trong quá trình khớp nối, tổng hợp thông tin số liệu khi hoạt động theo chế độ VPĐK hai cấp, nâng cao chất lượng quản lý vì thực tế theo mô hình hai cấp hiện nay thì VPĐK cấp huyện tại các địa phương trong cùng một tỉnh vẫn có tình trạng chưa thực hiện được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 thường xuyên công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đồng đều ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo sự đồng nhất về hồ sơ, thông tin đất đai giữa các cấp.
Đảm bảo sự thống nhất về nguồn số liệu, tài liệu, hồ sơ quản lý về đất đai trên địa bàn vì chỉ có một cơ quan duy nhất là VPĐK thực hiện quản lý, theo dõi và cung cấp thông tin đất đai.
Khắc phục được tình trạng phức tạp, lãng phí trong quá trình xây dựng hồ sơ địa chính khi phải xây dựng thành 02 bộ và bố trí nhân lực thực hiện việc quản lý, theo dõi cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ở hai cấp huyện và tỉnh. Tiết kiệm kinh phí đầu tư trang thiết bị, con người bộ máy tổ chức cho một hệ thống VPĐK thay vì cho hai cấp VPĐK như hiện nay.
Thực hiện kiện toàn VPĐK thành một cấp nhằm quan tâm đến những dữ liệu chung về đất đai và tập trung vào những thông tin cụ thể đối với từng thửa đất. Có như vậy, nó mới có thể phục vụ tốt cho nhu cầu của từng cá nhân cũng như toàn xã hội. Những lợi ích mà mô hình VPĐK 1 cấp mang lại một khi được xây dựng là quản lý thống nhất về hồ sơ địa chính, quản chặt nắm chắc tới từng thửa đất, quản lý tài sản, tình hình chuyển nhượng, quản lý dữ liệu, thông tin cộng đồng; xác định địa điểm, vị trí, quản lý và bảo vệ ranh giới thửa đất. Mặc dù chi phí cho việc lưu trữ, duy trì và cập nhật dữ liệu đất đai khi thực hiện liên thông cơ sở dữ liệu đất đai là không nhỏ nhưng một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra được những lợi ích mà đôi khi không thể đo lường được bằng tiền. Bên cạnh đó, việc thực hiện theo mô hình một cấp là cần thiết đối với việc xác định, lưu trữ và công bố thông tin về quyền sở hữu, về giá trị và về quyền sử dụng đất. Nó góp phần vào hiệu quả của hoạt động quản lý đất đai (giúp Nhà nước tăng cường khả năng quản lý đất đai; điều chỉnh thị trường bất động sản và thị trường đất đai; bảo vệ quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đất cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước; mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước…).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
3.4.2.2. Đối với người sử dụng đất
Việc chuyển đổi mô hình VPĐK từ hai cấp hiện nay thành một cấp thì quy trình cấp GCN không đơn giản hơn do vẫn phải thực hiện theo các quy định hiện hành (điều cải thiện được là tuy các bước công việc vẫn như nhau nhưng rút ngắn thời gian thực hiện và giảm chi phí thực hiện do rút ngắn khoảng cách đi lại từ các tổ chức đến VPĐK cấp tỉnh khi thực hiện thủ tục).
Xây dựng được một cơ quan hoạt động độc lập chỉ thực hiện giao dịch về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất (sau khi đăng ký biến động cấp GCN lần đầu), trên cơ sở đó tạo tiền đề hình thành tổ chức chuyên thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý đất đai, giảm tải các thủ tục hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước, giảm kinh phí chi cho các hoạt động giao dịch về đất đai cho ngân sách nhà nước.
3.4.3.3. Đối với việc thực hiện dịch vụ
Việc thực hiện mô hình VPĐK một cấp sẽ giảm đầu mối tiếp nhận, xử lý giải quyết thủ tục hành chính thực hiện các giao dịch về đất đai đặc biệt là trong trường hợp các giao dịch liên quan đến đồng thời hai đối tượng thuộc thẩm quyền hai cấp tỉnh, huyện là tổ chức và hộ gia đình cá nhân như hiện nay.