1.3.2.1. Cơ sở pháp lý
Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. "Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có VPĐKQSDĐ là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ". (Luật Đất đai 2003, Điều 64).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ; VPĐKQSDĐ cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, do UBND cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng Nội vụ. VPĐKQSDĐ có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Khác với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 quy định: cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ (Luật Đất đai 2013, Điều 24).
Tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tổ chức thực hiện dịch vụ công về đất đai bao gồm Văn phòng Đăng ký đất đai và Tổ chức Phát triển quỹ đất. Trong đó:
“Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất VPĐKQSDĐ trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các VPĐKQSDĐ trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơđịa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy
định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. 1.3.2.2. Tổ chức hoạt động của VPĐKQSDĐ
a. Chức năng của VPĐKQSDĐ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, VPĐKQSDĐ thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện là cơ quan dịch vụ công hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; chỉnh lý thống nhất biến động sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính; tham mưu cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ của VPĐKQSDĐ
Nhiệm vụ cụ thể của VPĐKQSDĐ là: Giúp cơ quan tài nguyên và môi trường tham mưu cho UBND các cấp quản lý trực tiếp làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ theo thẩm quyền cho các đối tượng sử dụng đất ở địa phương; Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biển động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất; Lập và quản lý toàn bộ HSĐC gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính; Chỉnh lý HSĐC gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thống báo của Phòng tài nguyên và môi trường; Lưu trữ HSĐC, hệ thống thông tin đất đai.
Như vậy, về chức năng nhiệm vụ, hoạt động của VPĐKQSDĐ có 3 chức năng chính là: quản lý HSĐC gốc; chỉnh lý thống nhất HSĐC; Phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
c. Cơ cấu tổ chức của VPĐKQSDĐ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc VPĐKQSDĐ thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật.
VPĐKQSDĐ cấp tỉnh được thành lập một số phòng chuyên môn nghiệp vụ; số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của VPĐKQSDĐ cấp tỉnh.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPĐKQSDĐ cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của VPĐKQSDĐ cấp huyện theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng Nội vụ.
d. Nguồn nhân lực của VPĐKQSDĐ
Biên chế của VPĐKQSDĐ là biên chế sự nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của VPĐKQSDĐ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành.