KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất kiện toàn hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình một cấp tại tỉnh đồng nai (Trang 90 - 94)

Sơ đồ tổ chức

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết lun

Việc tỉnh Đồng Nai thực hiện mô hình VPĐKQSDĐ một cấp đã mở ra một hướng đi mới cho công tác đăng ký đất đai. Theo đó, tất cả các nhiệm vụ về đăng ký đất đai, xây dựng, cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được tập trung về một mối, thống nhất quản lý về con người, về chuyên môn trong một địa bàn tỉnh. Góp phần tạo điều kiện để giảm tải các thủ tục hành chính và công khai minh bạch trong thực hiện dịch vụ công. Tuy nhiên, còn một hạn chế duy nhất khi thực hiện mô hình VPĐK 1 cấp đó là chưa tổ chức sắp xếp được hồ sơ địa chính theo mô hình mới.

Kết quả điều tra, nghiên cứu hoàn thiện luận văn cho thấy:

1.1. Tỉnh có vị trí rất thuận lợi đó là cửa ngõ giao thương giáp với trung tâm văn hóa kinh tế, chính trị thứ hai của cả nước đó là thành phố Hồ Chí Minh, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có đường lưu thông đường thủy, đường bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Với tổng diện tích tự nhiên 590.723,6223 ha với sự quan tâm của tỉnh đã được lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp với các tỷ lệ khác nhau, đã lập bản đồ địa chính cho 171 xã với 6.854 tờ bản đồ, đã hoàn thành công tác đăng ký quyền sử dụng đất ban đầu với 560.448 hồ sơ/565.432.000 ha, đạt 95,7% diện tích, riêng với 05 loại đất chính đã cấp GCN được 471.940,000 ha, đạt 92,9% diện tích cần cấp.

1.3. Về cơ cấu tổ chức của VPĐKQSDĐ hai cấp có từ 7 – 10 bộ phận trực thuộc với tổng số cán bộ công chức là 684 người (trong đó cấp tỉnh có 138 cán bộ, cấp huyện 546 cán bộ); hầu hết các VPĐK cấp tỉnh và cấp huyện đều không có trụ sở riêng và đều nằm chung trong khuôn viên của cơ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 TNMT, chỉ có 03 huyện có nhà làm việc và diện tích kho lưu trữ riêng; trang thiết bị còn thiếu và đã lạc hậu.

1.4. Đã tinh giản nhất là tại các chi nhánh VPĐK từ 7-10 bộ phận theo mô hình cũ còn 6 bộ phận thống nhất tại các chi nhánh trong tỉnh. Nhân sự của VPĐK là 720 người, tăng 26 người so với trước, bình quân 51 người/ CN; số lượng biên chế có 392/720 người, chiếm 54,4%; trang thiết bị cũng được tăng lên (máy tính tăng 61 bộ, máy in A3, scan A3, A4 đều tăng mỗi loại 11 cái, chủ yếu trang bị cho 11 chi nhánh); Diện tích nhà làm việc bình quân đạt 248m2/ chi nhánh (4,9m2 / người).

Việc thực hiện mô hình VPĐKQSDĐ một cấp đã thể hiện ưu điểm nổi bật đó là: VPĐKQSDĐ tỉnh là trung tâm chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện thống nhất đối với toàn bộ nội dung hoạt động..., các chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của VPĐK cấp tỉnh, tạo điều kiện cho VPĐK tỉnh điều hành, hướng dẫn thực hiện đối với toàn bộ hoạt động về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn…Do đó, bước đầu khắc phục được hạn chế trước đây so với mô hình VPĐK hai cấp đó là sự phối kết hợp trong công tác chuyên môn.

1.5. Về quy trình kiện toàn cần phải có các bước chuẩn bị cần thiết sau đó thực hiện chuyển đổi, bàn giao VPĐK cấp huyện về VPĐK một cấp tại tỉnh về các vấn đề như tổ chức, nhân sự, trang thiết bị, trụ sở, kho lưu trữ… và kiện toàn nâng cao năng lực của VPĐK đất đai theo mô hình mới.

Về nội dung kiện toàn: Cần phải có kiện toàn về vị trí, tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPĐKĐĐ và các Chi nhánh.

2. Đề nghị

2.1. Cần có các biện pháp nhân rộng chuyển sang một cấp, bảo đảm cho Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao theo phân cấp của Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai theo mô hình một cấp để thay thế Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15/3/2010 cho phù hợp với mô hình VPĐK một cấp đã được quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP trong đó cần bổ sung quy định phụ cấp đối với các chức danh lãnh đạo phòng, lãnh đạo Chi nhánh và lãnh đạo các bộ phận trực thuộc các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

2.2. Xây dựng, phê duyệt cơ chế tài chính cho hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai theo đúng cơ chế đơn vị sự nghiệp bán tự chủ, trên cơ sở cân đối giữa khả năng tự chủ tài chính từ các nguồn thu phí, lệ phí, dịch vụ được giữ lại sử dụng của từng đơn vị và nguồn kinh phí phải được bố trí từ ngân sách cho biên chế sự nghiệp không có thu; kinh phí thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng và mua sắm, sửa chữa thiết bị, tài sản.

2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế tài chính quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó, cần quy định cụ thể hơn việc Nhà nước giao, đặt hàng đơn vị sự nghiệp (nhất là đối với Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện nhiệm vụ (gồm quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với các nhiệm vụ sự nghiệp; loại nhiệm vụ sự nghiệp phải đặt hàng; cơ chế đặt hàng). Rà soát, sửa đổi bổ sung quy định về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp thông tin đất đai; đồng thời sửa đổi quy định về sử dụng các nguồn thu để bảo đảm kinh phí cho việc kiện toàn và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai.

2.4. Cần có định biên về phòng làm việc, kho lưu trữ; các trang thiết bị tối thiểu, tiêu chuẩn xác định vị trí việc làm đối với từng chức danh trong Văn phòng để đảm bảo cho Văn phòng Đăng ký đất đai hoạt động hiệu quả. Theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 đó, có cơ chế hỗ trợ các địa phương dựng mới hoặc thuê trụ sở làm việc, hỗ trợ về kinh phí mua trang thiết bị máy móc đảm bảo tối thiểu để Văn phòng đăng ký ổn định đi vào hoạt động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất kiện toàn hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình một cấp tại tỉnh đồng nai (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)