3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, có tọa độ nằm ở 10030’00’’ - 11034’57’’ vĩ độ Bắc và 106030’ - 107035’ kinh độ Đông, diện tích tự nhiên của tỉnh là 590.724 ha. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh.
- Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh - Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. - Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
3.1.1.2. Địa hình.
Nhìn chung địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, phần diện tích có độ dốc trên 150 chỉ chiếm 8%, còn lại có độ dốc <150 và phân bố tập trung, hình thành các vùng tiểu địa hình thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, hình thành các vùng cây chuyên canh phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai của tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Hình 3.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn. a. Khí hậu
Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 - 270C, biên độ nhiệt trung bình khoảng từ 8 - 100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có thể xuống đến 16 - 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm có thể lên đến 390C.
Chế độ mưa, lượng mưa trung bình khá cao 1.600 - 2.700mm, nhưng chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm khoảng trên 80% tổng lượng mưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 và tháng 9. Mùa khô lượng mưa thấp và tháng thấp nhất là tháng 2.
b. Thủy văn
Chế độ thủy văn của tỉnh phân hóa theo mùa và theo chế độ thủy triều: - Mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước trong năm (Trị An 19%, Tà Lài 19%, Lá Buông 20%, sông Ray 21%) nên khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của người dân bị hạn chế. - Mùa mưa nước từ thượng nguồn các sông đổ về làm cho mực nước các sông dâng cao chiếm khoảng 80% lượng dòng chảy cả năm (Trị An 81%, Lá Buông 80%).
Chế độ thủy triều của vùng cửa sông Đồng Nai là chế độ bán nhật triều, từ khi có đập Trị An thì mức độ ảnh hưởng của thủy triều đã giảm xuống, lượng nước trong mùa khô tăng và trong mùa mưa giảm, nhờ lượng nước tăng trong mùa khô đã làm giảm đáng kể sự xâm nhập mặn, thuận lợi cho việc tăng diện tích sản xuất lúa vùng hạ lưu sông Đồng Nai.