LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 31)

Những đề tài nghiên cứu về hiệu quả tài chính và các tác nhân tác động đến hiệu quả tài chính hoặc sản xuất của một mô hình nào đó đã được rất

nhiều tác giả nghiên cứu, vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi có tham khảo nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Lê Thông, Lê Thị Diễm Hằng, …

Phạm lê Thông (2010). “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương

hiệu lúa gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong bài này tác giả đã sử

dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến và xem sự biến động của

các biến trong mô hình. Phương pháp sử dụng hàm sản xuất, lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb- Douglas để thấy được sự tác động của các yếu tố đầu vào

như : giá giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động thuê và lao

động gia đình, tập huấn. Trong đó biến tập huấn ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận là nhiều nhất và từ đó thấy được mô hình đạt được hiệu quả kinh tế

là 72% và hiệu quả kỹ thuật là 85%. Bên cạnh đó còn thấy được khoản thất

thoát về năng suất trung bình là khoảng 1,23 tấn/ha và khoản lợi nhuận trung

bình là khoảng 3,2 triệu đồng/ha ảnh hưởng khá cao trong mô hình thông qua hiệu quả kỹ thuật.

Lê Thị Diễm Hằng (2013). “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh

Long”. Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để

thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê

để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến kết quả kinh tế của

mô hình sản xuất đậu nành. Phương pháp so sánh dùng để so sánh thực trạng

sản xuất đậu nành qua các năm. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của

nông hộ. Ta thấy các biến chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí

chăm sóc, năng suất và giá đều có ý nghĩa đối với mô hình (với mức ý nghĩa <

10%), còn lại biến chi phí giống và chi phí LĐ thuê thì không có ý nghĩa thống

kê. Do các chi phí trong sản xuất cao nên trong quá trình sản xuất ta nên chú ý giảm các loại chi phí này ở mức tối thiểu để đạt được lợi nhuận tối đa. Bên cạnh đó, hai yếu tố năng suất và giá bán ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, nhưng tác động tích cực nhất là yếu tố giá bán. Trong sản xuất nông nghiệp

chung và sản xuất đậu nành nói riêng, hiện tượng “được mùa, mất giá” là

thường xuyên xảy ra. Ta không thể chủ động trong việc điều chỉnh giá cả loại

nông phẩm này vì vậy cần phải có sự can thiệp của các ngành, các cấp trong

việc kiềm giá không cho giá đậu biến động mạnh (rớt giá đến mức quá thấp), hạn chế tình trạng nông dân bị thương lái ép giá do không có nơi tiêu thụ hay phương tiện tồn trữ, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các hộ sản xuất.

Phạm Lê Thông Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011),

“So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng Bằng Sông

Cửu Long”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb – Doughlas, dựa trên số liệu thu thập được từ 479 nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh

tế ở hai vụ đạt được tương đối thấp khoảng 57%. Các biến giá phân đạm

chuẩn hóa, giá giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí thuê lao động làm giảm

lợi nhuận của nông hộ, bên cạnh đó việc tập huấn góp phần nâng cao hiệu quả cho người nông dân.

Quan Minh Nhựt (2009), Phân tích hiệu quả về kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp. Tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối

Đồng Tháp. Trong phần phân tích này, tác giả chia mô hình sản xuất lúa hộ

nông dân thành hai nhóm theo tính chất có áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc sản xuất lúa. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng

hàm Tobit nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hai

mô hình sản xuất. Nhằm đảm bảo tính khoa học của số liệu, tác giả tiến hành thu thập số liệu thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với một mẫu gồm

520 nông hộ đại diện cho mô hình sản xuất có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật và 287 nông hộ đại diện cho mô hình không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ

thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử

dụng chi phí cao hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng

tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật sử dụng nguồn lực đầu vào hợp lý hơn và tiết kiệm hơn so với hộ sản

xuất khôngứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Với việc sử dụng hàm Tobit, tác giả cũng

chỉ ra rằng các yếu tố ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, độ tuổi của chủ hộ, trình độ văn

hóa, kinh nghiệm sản xuất, quy mô hộ, giới tính, tỷ lệ lao động nữ, tín dụng và các yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất

lớn đến hiệu quả sản xuất. Kết quả bài nghiên cứu là những căn cứ quan trọng cho người dân khi đưa ra quyết định nên ứng dụng mô hình nào nhằm đạt hiệu quả

kinh tế, nâng cao tổng mức thu nhập cho gia đình và cho toàn xã hội.

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế được ước lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tham số và phương pháp phi tham số. Phương pháp ước lượng hàm lợi nhuận biên Cobb –Douglas đây là phương pháp tham số, với phương pháp này thường được sử dụng rộng rãi do tính chất thống kê của các hệ số được ước lượng có thể kiểm định, tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là

đòi hỏi phải có một hàm cụ thể và số lượng quan sát tương đối lớn.

Trong bài nghiên cứu này tác giả đã kế thừa lại phương pháp ước lượng

hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas để ước lượng mức độ hiệu quả kinh tế của

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)