Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện Cù Lao Dung giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

đoạn 2011 – 2013

Cù Lao Dung là huyện nằm trong vùng kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng, đây

là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng, án ngữ 2 cửa song lớn là Định An và Trần Đề.

Từ ngàn xưa, người dân trong huyện đã sống tập trung chủ yếu ven kênh rạch, họ

sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và mía là loại nông sản chủ yếu của khu vực

này. Hiện nay, Cù Lao Dung là huyện có diện tích mía lớn nhất tỉnh và là vùng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh. Hằng năm, huyện cung cấp cho các nhà

máy mía đường hang nghìn tấn mía, giúp các nhà máy có nguồn nguyên liệu

dồi dào cho sản xuất.

Bảng 3.3 Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Diện tích Ha 7.806 7.956 8.215 7.399

Năng suất Tấn/ha 120 120 120 120

Sản lượng Tấn 936.720 954.720 985.800 887.880 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Cù Lao Dung

Bảng 3.3 thấy rằng, diện tích trồng mía của huyện qua các năm điều tăng. Năm 2012 diện tích là 7.956 tăng lên 150 ha so với năm 2011 và đến năm

2013 thì tăng thêm 259 ha so với năm 2012. Mặc dù diện tích tăng qua các năm nhưng về năng suất thì lại tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 năng suất đạt trung bình 120 tấn/ha . Niên vụ

2010 – 2011 người dân được mùa bội thu nhờ giá bán cao, giá tại nhà máy

đường và thương lái giao động từ 1.000 đồng/kg đến 1.200 đồng/kg có lúc trên 1.300 đồng/kg. Với năng suất và giá bán như vậy niên vụ mía 2010 –

2011 người dân huyện Cù Lao Dung có được lợi nhuận cao.Niên vụ 2011 – 2012 tuy giá bán giảm so với vụ trước nhưng sản lượng thu hoạch được cũng tăng đáng kể. Nhờ vậy, người dân vẫn có lời mặc dù không cao bằng vụ 2010.

Niên vụ 2012 – 2013 nói chung một mùa vụ không mấy khả quan cho người

dân Cù lao Dung. Giá bán tại đầu vụ tại rẫy chỉ có 700 đồng/kg, giá tại nhà

máy 1050 đồng/kg (10 trữ đường). Diện tích xuống giống niên vụ 2014 – 2015

là 7.399 ha, đạt 92,49% kế hoạch, giảm 816 ha so với cùng kỳ, trong đó đất

trồng mía chuyển sang nuôi tôm là 347 ha, chuyển sang trồng màu, cây ăn trái

là 469 ha. Tuy gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên (ngập lụt) và sức ép

giá cả, nhưng những nông hộ trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, làm cho diện tích cũng như sản lượng mía của huyện luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu

của thị trường.

Nhìn chung, diện tích trồng mía của huyện ngày càng được mở rộng, đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng mía nguyên liệu của tỉnh Sóc trăng. Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn của việc canh tác mía trong

huyện, thì việc có được thu nhập cao hay thấp trong sản xuất mía không chỉ

phụ thuộc vào diện tích, năng suất, sản lượng của việc canh tác mà còn phụ

thuộc rất nhiều vào yếu tố giá đầu vào, đầu ra. Như đã phân tích ở trên, mặc dù năng suất được duy trì ổn định ở mức khá cao nhưng giá thu mua mía

nguyên liệu của các nhà máy ngày giảm, bên cạnh đó chi phí nông dược ngày

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG

MÍA Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)