Về kỹ thuật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 60 - 63)

Chăm sóc là khâu rất quan trọng để giúp cây mía phát triển tốt. Biết được

các kỹ thuật chăm sóc không những giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn còn biết cách sử dụng lượng phân, lượng thuốc hợp lí tránh sử dụng hoang phí làm tăng chi phí sản xuất.

Nông hộ không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống mà nên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để tiếp thu thêm kinh nghiệm ngoài ra còn được hướng dẫn về việc sử dụng liều lượng phân thuốc thích hợp, chọn loại phân

hợp với giống mía. Tại các lớp tập huấn, các nông hộ còn có thể trao đổi với

nhau những kinh nghiệm có ích trong sản xuất. Vì vậy cần có các chính sách

hỗ trợ để khuyến khích các nông hộ tham gia các lớp tập huấn

5.2.2 Về thị trường

Giá đầu ra là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó quyết định lợi

nhuận nông hộ đạt được cao hay thấp. Vì vậy, người dân nên thường xuyên theo dõi giá cả thị trường và cân nhắc kỹ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ để có giá đầu ra hợp lí và thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

Người dân có thể ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà máy đường để tránh tình trạng bị ép giá.Ngoài ra, còn được hỗ trợ nhiều măt như: giống,

phân bón, thuốc.Sở ban ngành cần tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật mới đồng thời tuyên truyền khuyến khích người dân tham gia tập huấn. Đối với những hộ ký hợp đồng bao tiêu với nhà

máy đường nên có kiến nghị để được hỗ trợ về phương tiện vận chuyển mía từ

rẫy đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra người dân cần tích cực tham gia các lớp tập

huấn kỹ thuật để biết cách áp dụng các kỹ thuật mới hiện đại vào sản xuất để

nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp cho giá đầu ra được cao hơn.

5.2.3 Về nguồn vốn vay

Chính sách tín dụng có vai trò tích cực trong vai trò hỗ trợ vốn cho nông

dân sản xuất và góp phân nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, ta thấy

nông dân có trách nhiệm về khoản tiền vay và phương thức quản lí tài chính của mình hợp lí đã giúp sản xuất được duy trì ổn định. Vì vậy, tổ chức tín

dụng ở địa phương cần tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để nông dân có thể

tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ổn định để họ tái đầu tư sản xuất.

5.2.4 Một số giải pháp khác

Cần có các chính sách hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp và tiền mặt cho các nông hộ sản xuất giúp hộ an tâm sản xuất và ứng dụng kĩ thuật mới vào sản xuất. Thêm vào đó, khuyên khích các nông hộ tham gia các đoàn thể, hợp

tác xã để hộ trợ nhau trong sản xuất nhằm tránh tình trang đi vay từ các nguồn

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Tỉnh Sóc Trăng là vùng mía trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Người dân tham gia sản xuất mía do điều kiện đất đai phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây mía và cây mía là loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy

nhiên, giá mía không ổn định, lên xuống thất thường, giá cả đầu vào sản xuất mía ngày càng tăng, làm cho giá thành tạo một tấn mía tăng, làm giảm lợi

nhuận của người dân

Thông tinh nông hộ nó phản ánh một phần nào đặc điểm sản xuất mía

của các nông hộ tỉnh Hậu Giang. Nhìn chung, các nông hộ có thời gian trồng

rất lâu, điều kiện đất đai phù hợp với loại cây này, việc sản xuất của các nông

hộ cũng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và hộ trợ, tuy nhiên việc quan tâm chưa đúng mức. Việc sản xuất mía của các nông hộ dựa vào kinh nghiệm sản xuất ít áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất, thêm vào đó các

nông hộ ít chú trọng tham gia các lợp tập huấn kỹ thuật.

Đa số người dân chưa ký hợp đồng bao tiêu và hợp đồng đầu tư do tâm lý cho rằng bán tư thương sẽ có giá cao hơn, và không bị ràng buộc bởi hợp đồng. Đây là một sự thiệt thòi rất lớn của người dân. Nhà nước cần khuyến khích người dân ký kết hợp đồng với các công ty mía đường để được hỗ trợ

giống, phân bón, cũng như kỹ thuật.

Qua kết quả phân tích các chi phí sản xuất cùng với việc tính toán các chỉ

số tài chính ta thấy việc sản xuất mía nguyên liệu tại huyện Cù Lao Dung có hiệu quả. Tuy nhiên giá trị của các tỷ số vẫn còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do giá mía ngày càng sụt giảm, trong khi đó giá các chi phí đầu vào thì không giảm mà thậm chí còn có xu hướng tăng. Mặt khác nữa là do thời tiết thất thường cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nông hộ. Cụ thể lợi nhuận bình quân của mỗi hộ là 3.980,90 đồng/1.000m2.

Nhìn chung, các nông hộ sản xuất mía trên địa bàn nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi như kinh nghiệm sản xuất lâu năm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thủy lợi phát triển… Tuy nhiên, cũng găp không ít khó khăn trong

sản xuất: thiếu vốn trong sản xuất, phân phối lượng đầu vào chưa hợp lí, bảo

thủ trong sản xuất, thủy lợi được đầu tư nhưng chưa được hoàn thiên nên

chưa phát huy được vai trò của nó. Từ những khó khăn đó bài nghiên cứu đề

6.2 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)