Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 39 - 40)

3.3.3.1 Chọn giống và chun bị hom mía

Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng

suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như:

ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX, ROC 16, VD86368, VN85186, ROC 23, ROC 22, C85319, C85456…

Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây

xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom

mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy

mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng,

không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha cần từ

4 – 6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.

3.3.3.2 Bón phân

* Đất chua (PH = 4-4,5) bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối.

*Lượng phân: 250-300kg Urê, 250-300Kg Supe lân, 200-240Kg KCL, phânchuồng10-15tấn.

* Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân Chuồng, Lân 1/3 Đạm, ½ Kali. - Bón thúc lần 1: Khi mía kết thúc nảy mầm (4-5 lá) bón 1/3 lượng đạm.

- Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9-10 lá) bón 1/3 lượng đạm và

½ lượng Kali còn lại.

- Bón vá áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50-100Kg Urê/ha

3.3.3.3 Tưới nước

Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần. Thời kỳ mía nảy mầm đẻ nhánh 1 tháng nên tưới 4 lần. Mía đẻ nhánh làm lóng 2-3 lần/tháng, mía làm lóng: 1-2 lần/tháng và mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên. Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh.

3.3.3.4 Thu hoch

Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan

sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)