Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến số trong hàm lợi nhuận
Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Lnln 130 7,88 1,01 LnPN 130 3,09 0,29 LnPK 130 4,07 0,63 LnPT 130 5,44 0,78 LnPG 130 7,34 0,28 LnKN 130 2,80 0,68 LnHV 130 1,64 0,62
Nguồn: số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Thống kê mô tả của các biến số trong mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu
nhiên được trình bày trong bảng. Nhìn chung, giá trị các biến số trong mô hình không biến động nhiều giữa các nông hộ trong cùng một vụ, được biểu hiện
qua giá trị của độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với các giá trị trung bình. Bảng 4.11 Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận.
OLS MLE
Biến số
Hệ số Sai số chuẩn Hệ số Sai số chuẩn
LnPG 0,274ns 0,337 0,269ns 0,311 LnPN -1,583*** 0,359 -1,219*** 0,323 LnPK -0,361*** 0,107 -0,292*** 0,106 LnPT 0,147ns 0,095 0,058ns 0,086 LnKN -0,080ns 0,104 -0,020ns 0,091 LnHV 0,009ns 0,137 0,022ns 0,103 GT 0,695*** 0,249 0,390*** 0,195 TD -0,506*** 0,147 -0,462*** 0,127 TH 0,399** 0,172 0,289** 0,171 Hằng số 11,228 2,015 11,333 1,850 Số quan sát 130 130 R2 0,399 Prob > F 0,000 0,000 Log likelihood -146.338 Prob > 2 2 u 0,018 2 0,025 0,699
Nguồn: số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận trong bảng bằng phương pháp bình
phương bé nhất (OLS) và phương pháp thích hợp cực đại (MLE). Cả hai mô
hình đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 trong mô hình OLS là 39,9%, chứng
tỏ những yếu tố không quan sát được (yếu tố khách quan) quyết định phần lớn
lợi nhuận đạt được và các yếu tố kỹ thuật, giá cả của nông hộ chỉ giải thích được 39,9% sự biến động của năng suất. Hệ số λ = 0,699 trong mô hình MLE cho biết sự kém hiệu quả giải thích đến 69,9% sự biến động của lợi nhuận.
Qua đây cho thấy sự kém hiệu quả chủ yếu là do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hợp lý, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phân bổ các yếu
tố đầu vào sao cho đạt lợi nhuận tối ưu. Ngoài ra, yếu tố giá cả cũng tác động
không nhỏ đến hiệu quả trong sản xuất, nhưng đây lại là yếu tố nông hộ không
thể kiểm soát được.
Theo kết quả ước lượng hàm lợi nhuận, các biến độc lập có ảnh hưởng
đến lợi nhuận là giá phân đạm, giá phân Kali, giới tính, tập huấn, trình độ. Chi tiết về sự ảnh hưởng của các biến đến lợi nhuận được giải thích cụ thể là:
- Giá phân đạm
Hệ số của biến giá phân đạm có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và âm ở hai phương pháp ước lượng OLS và MLE. Với kết quả này, khi giá phân đạm tăng lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm từ 1,219 đến 1,583% với điều kiện các yếu
tố khác không thay đổi.
- Giá kali
Hệ số của biến giá phân kali có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và âm ở hai phương pháp ước lượng OLS và MLE. Với kết quả này, khi giá phân lân tăng
lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm từ 0,292 đến 0,361% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
- Giới tính
Hệ số của biến giới tính có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương ở hai phương pháp ước lượng OLS và MLE. Với kết quả này, nếu chủ hộ là nam thì
đạt lợi nhuận cao hơn chủ hộ là nữ từ 39,0% đến 69,5%. Điều này cho thấy,
nam giới là người trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên phù hợp với kết quả mô hình.
- Tập huấn kỹ thuật
Hệ số của biến tập huấn kỹ thuật dương ở cả hai phương pháp ước lượng
OLS và ước lượng MLE , có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Với kết quả
này cho thấy việc tham gia tập huấn làm lợi nhuận của nông hộ tăng đáng kể, cụ thể là từ 28,9% đến 39,9% so với những hộ không tham gia tập huấn. Nhìn
chung trên địa bàn nghiên cứu, kỹ thuật canh tác còn thấp kém, nông hộ chưa
tiếp cận được khoa học kỹ thuật, từ đó làm giảm hiệu quả việc sử dụng các
yếu tố đầu vào. - Tín dụng:
Hệ số của biến tín dụng âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Với kết quả này, thì đối với những hộ có vay vốn lợi nhuận nông hộ sẽ giảm
từ 46,2% đến 50,6% so với những hộ không có vay vốn.