4.1.1 Đặc điểm của hộ
Qua kết quả điều tra các nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, cho thấy thông tin chung của các nông hộ như về độ tuổi của chủ
hộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, diện tích canh tác,… được tổng
hợp trong bảng dưới đây
Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ
Khoản mục Đơn vị tính Trung
bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất
Số nhân khẩu Người/hộ 4 1,4 9 2
Số lao động tham gia trồng mía Người/hộ 2,26 0,9 5 1 Tổng diện tích đất 1000m2 8,73 6,8 50.000 1.500 Diện tích trồng mía 1000m2 6,63 4,9 30.000 1.000 Số năm kinh nghiệm của chủ hộ Năm 19,64 9,5 40 1 Trình độ học vấn của chủ hộ Năm đi học 6,05 11,9 16 1
Tuổi chủ hộ Năm 50,33 11,9 80 26
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của hộ
Theo kết quả khảo sát thực tế, đa số những nông hộ tham gia sản xuất mía đều ở độ tuổi trung niên, trung bình vào khoảng 50 tuổi. Trong đó, nông
hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 26 tuổi, nông hộ có độ tuổi lớn nhất là 80 tuổi. Nhóm
nông hộ có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 3,1%, nhóm có nông hộ có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm 20,7%, hai nhóm nông hộ này phần lớn là những nông
hộ mới tách khỏi gia đình , làm ăn riêng. Còn nhóm nông hộ có độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm 30%, ở nhóm này, đa số nông hộ còn sức khỏe tham gia trồng
mía trực tiếp, đây là nhóm nông hộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thể. Còn lại, nhóm nông hộ có độ tuổi từ trên 50 đến 60 chiếm 25,4% và nhóm có độ
tuổi trên 60 tuổi chiếm 20,8%, phần lớn những nông hộ thuộc hai nhóm này không còn sức khỏe tham gia trực tiếp vào việc trồng mía, việc sản xuất của
đình tham gia hoạt động trồng mía, tuy nhiên, những nông hộ trong nhóm này lại có kinh nghiệm sản xuất mía cao, vì họ đã trãi qua nhiều năm canh tác và tích lũy kinh nghiệm.
Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính chất thời gian, được tính bằng thời
gian nông hộ bắt đầu canh tác cho đến đến thời điểm điều tra. Nếu số năm
trồng mía của hộ càng nhiều thì nông hộ càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong
việc canh tác như bón phân, xịt thuốc, chăm sóc tốt hơn cho cây mía… Qua số
liệu bảng 4.1 cho thấy, kinh nghiệm nhỏ nhất của nông hộ là 1 năm và lớn
nhất lên đến 40 năm, bình quân vào khoảng 20 năm. Sở dĩ những nông hộ trên
địa bàn có kinh nghiệm trồng mía cao vì huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
là vùng sản xuất mía lâu đời, trồng mía có thể nói là nghề truyền thống của
nông hộ, kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác, ngoài ra, kinh nghiệm nông hộ có được còn là do học hỏi được từ hàng xóm, sách báo và tập huấn… Tỷ lệ nông hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm
21,5%, phần lớn nông hộ có số năm kinh nghiệm từ 10 năm đến 20 năm,
chiếm đến 42,3%, còn lại, nhóm nông hộ có số năm kinh nghiệm từ trên 20
năm chiếm 36,2%. Điều này chứng tỏ nghề trồng mía có thể xem như nghề
truyền thống ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
Dưới 10 năm, 21,5% Trên 10-20 năm, 42,3% Trên 20-30 năm, 23,9% Trên 30 năm, 12,3%
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ
4.1.1.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn có khả năng ảnh hưởng đến kỹ thuật trồng mía của
nông hộ từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và làm thay đổi hiệu quả kinh tế của
hộ. Trên thực tế thì những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có khả năng
Qua bảng 4.1 cho thấy, số năm đi học của chủ hộ cao nhất là trên 12 năm (cao đẳng, đại học…) và thấp nhất là 1 năm, trung bình số năm đi học của 130 hộ là
6 năm, nông hộ đều không ở lại lớp trong quá trình học. Trong đó, những
nông hộ có trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,8%, tiếp theo là trình độ ở mức cấp 2 cũng khá cao, chiếm 40%. Còn lại, những nông hộ có trình độ
cấp 3 trở lên có tỷ lệ khá thấp, chỉ chiếm 9,2%. Cấp 1, 50,8% Cấp 2, 40% Cấp 3, 7,7% Trên cấp 3, 1,5%
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Hình 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ
Mặc dù trình độ học vấn của nông hộ còn thấp, nhưng hầu hết đều biết đọc, biết viết và tính toán chi phí, Thêm nữa, với kinh nghiệm lâu năm thì nông hộ tương đối biết nắm bắt kỹ thuật và giả cả thị trường nông sản qua
nhiều phương tiện thông tin đại chúng.
4.1.1.3 Quy mô sản xuất
Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 4.1, ta thấy diện tích đất nông nghiệp
trung bình của những nông hộ là 8.730 m2, còn phần diện tích đất trồng mía
trung bình là 6.630 m2. Trong đó, diện tích đất trồng mía lớn nhất là 30.000 m2 và nhỏ nhất là 1.000 m2. Diện tích đất trồng mía là của gia đình, không có nông hộ nào thuê đất để canh tác. Những nông hộ có diện tích canh tác mía nhỏ hơn 5.000 m2 chiếm 56,2%, lớn nhất trong các nhóm diện tích còn lại,
nhóm nông hộ có diện tích trên 5.000 m2 đến 10.000 m2 cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn, 33%. Còn lại nhóm có diện tích canh tác mía trên 10.000 m2 chiếm một tỷ lệ rất thấp là 10,2%. Điều này chứng tỏ việc canh tác mía trên
địa bàn huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản xuất.
Theo khảo sát thì hầu hết diện tích đất nông nghiệp nông hộ sử dụng để
trồng mía, diện tích đất trồng mía chiếm trong tổng diện tích đất trung bình khá lớn. Đa số nông hộ trong địa bàn nghiên cứu sản xuất chuyên canh mía, chỉ có một phần nhỏ nông hộ trồng thêm dừa, sắn…để tăng thêm thu nhập.
Dưới 5000 m2, 56,2% Trên 10000 m2, 10,8% Trên 5000 m2 đến 10000 m2, 33%
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Hình 4.3 Quy mô sản xuất của nông hộ
4.1.1.4 Nguồn nhân lực
Bảng 4.2 Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 hộ, năm 2014
Nguồn nhân lực hay còn gọi là nguồn lao động, đây là một trong những
yếu tố đầu vào quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản
xuất, trong phạm vi bài nghiên cứu này thì nguồn nhân lực là những người
tham gia trực tiếp vào quá trình canh tác mía. Bảng dưới đây thể hiện nguồn
nhân lực của nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu:
Thông qua bảng 4.2 ta thấy, số lượng nhân khẩu trung bình của nông hộ
trồng mía là 4 người, trong đó nông hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 người,
nông hộ có số nhân khẩu nhỏ nhất là 2 người. Riêng đối với số lượng nhân
khẩu tham gia trồng mía trung bình là 3 người. Số lượng tham gia trồng mía ít,
nguyên nhân chủ yếu là do nông hộ có con cháu đi học hoặc đi lao động ở xa.
Ngoài ra, nhiều nông hộ có con nhỏ, chưa vào độ tuổi lao động và người già yếu không thể tham gia canh tác. Vì vậy, số lượng lao động gia đình thấp, đa
số nông hộ sử dụng lao động thuê tham gia sản xuất.
Khoản mục Đơn vị tính Trung
bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất
Số nhân khẩu Người/hộ 4 1,4 9 2
Số lao động tham
gia trồng mía
4.1.1.5 Nguồn vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông
nghiệp, nó có thể quyết định đến quy mô, hình thức cũng như khả năng sản
xuất của nông hộ. Qua điều tra thực tế, thì nhu cầu vay vốn của nông hộ trong
huyện khác nhau, được biểu diễn trong bảng sau: Bảng 4.3 Thực trạng vay vốn của nông hộ.
Chỉ tiêu Số hộ Tỉ trọng (%) Vay vốn Có vay 65 50,00 Không vay 65 50,00 Tổng 130 100,00 Số tiền <10000 15 23,08 10000 – 20000 18 27,69 20000 - 40000 21 32,31 > 40000 11 16,92 Tổng 65 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Việc đầu tư vào việc canh tác mía cần nguồn vốn khá nhiều, tuy nhiên, không phải nông hộ nào cũng có đủ nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất. Thông
qua bảng 4.3 ta có thể thấy, có đến 50% nông hộ có vay vốn để đầu tư sản
xuất, và 50% số hộ không có vay, những người không vay vốn là do nông hộ có đủ điều kiện đầu tư, hoặc một số nông hộ có nhu cầu vay nhưng không có
tài sản để thế chấp. Những nông hộ vay với số tiền dưới 10.000.000 đồng
chiếm 23,08%, số nông hộ vay từ trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng
chiếm 27,69% , từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất
là 32,31% , còn lại những nông hộ vay với số tiền lớn hơn 40.00.000 đồng chỉ
chiếm 16,92%. Điều này cho thấy tuy có vay nhưng đa phần nông hộ vay với
số tiền vừa phải, đủ trang trãi cho việc sản xuất, tức là sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.
Nguồn vốn vay, được các nông hộ sử dụng vào sản xuất như đầu tư các
yêu tố đầu vào như: giống, phân, thuốc, lao động… Các nông hộ đi vay từ
nhiều nguồn khác nhau. Trong đó nông hộ vay nhiều nhất ở Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn với tỷ lệ 89,23%, vay từ người quen hang xóm
lớn nông hộ chọn Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn để vay vì lãi suất thấp và đáng tin cậy hơn ở những nguồn vay khác.
Người quen, hàng xóm, 7,69% Hội, Đoàn thể, 1,54% Khác, 1,54% Ngân hàng nông nghiệp, 89,23%
Nguồn: số liệu điều tra 130 hộ, năm 2014
Hình 4.4 Phân bố nguồn vốn vay của nông hộ
4.1.1.6 Tập huấn sản xuất
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên việc áp dụng nó vào quá trình sản xuất là rất cần thiết và tập huấn là 1 trong những hình thức điển hình giúp chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học truyền tải thông tin đến nông hộ. Tập huấn giúp cung cấp cho nông hộ về kỹ thuật trồng, phòng trị
sâu bệnh, làm đất, phân bón…một cách khoa học và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, góp phần nâng cao năng suất sản lượng mía cho nông hộ.
Bảng 4.4 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ
Chỉ tiêu Số nông hộ Tỉ lệ (%)
Có tập huấn 20 15,38
Không có tập huấn 110 84,62
Tổng 130 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Qua bảng 4.4 cho thấy, số nông hộ tham gia tập huấn rất thấp. Trong 130
hộ được khảo sát thì chỉ có 20 hộ tham gia tập huấn, chiếm 15,38%, còn lại
110 không tham gia tập huấn chiếm đến 84,62%. Điều này cho thấy, công tác
tập huấn cho nông hộ trên địa bàn chưa được chính quyền địa phương quan tâm. Người dân ít quan tâm đến vấn đề tập huấn chủ yếu là do sợ mất nhiều
4.1.1.7 Tổng quan về giống
Giống là yếu tố đầu vào tác động mạnh đến năng suất và chất lượng sản
phẩm đầu ra. Theo khảo sát thực tế thì trên địa bàn nghiên cứu, nông hộ sử
dụng một số loại giống phổ biến như: ROC 16, K92, K95, U Đại Đường,..
Bảng 4.5: Giống mía được các nông hộ sử dụng
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Trên thực tế, loại giống được các nông hộ sử dụng không cố định qua các
vụ, thay đổi theo từng năm, nhằm phòng tránh sâu bệnh và tăng nâng suất của
nông hộ. Theo bảng 4.5 cho ta thấy, phần lớn nông hộ sử dụng giống ROC 16
chiếm 33,85%, và K95 chiếm 30,77% đây là các loại giống ngắn ngày , cho chữ dường cao và khá dễ chăm sóc. Còn riêng đối với giống K93, là loại giống
dài ngày chỉ có 13,98% nông hộ sử dụng và U Đại Đường chỉ chiếm 9,23%
và các loại giống khác chiếm 12,17% do nông hộ được giới thiệu giống mới từ các nhà máy và cơ sở giống lân cận. Theo khảo sát thì nông hộ lựa chọn giống
không chỉ dựa trên sự dài ngắn của thời gian trồng, mà còn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Bảng 4.6 Lý do nông hộ chọn giống mía để sản xuất
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỉ lệ (%) Dễ trồng 72 55,38 Phù hợp đất 34 26,15 Lợi nhuận cao 37 28,46 Nâng suất cao 62 47,69 Chữ đường cao 28 21,54 Thời gian ngắn 29 22,31
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Giống Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Roc 16 44 33,85 K92 17 13,98 K95 40 30,77 U Đại đường 12 9,23 Khác 17 12,17 Tổng 130 100,00
Qua bảng trên cho thấy, việc chọn giống mía của nông hộ đa phần dựa
trên tính chất dễ trồng của loại giống, chiếm đến 55,38% và cho năng suất cao
chiếm 47,69%, do nhiều năm liền mía rớt giá do không đạt năng suất và chữ đường gây thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho nông họ, nên họ có xu hướng
lựa chọn những giống mía cho năng suất cao và tương đối dễ trồng. Ngoài ra, nông hộ còn chọn giống mía để trồng dựa trên các lý do như phù hợp với đất đai (26,15%), lợi nhuận cao (28,46%), Chữ đường cao (21,54%) và thời gian
trồng ngắn (22,31%)..
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các nông hộ trồng mía không lưu gốc để
sản xuất trong vụ sau. Đa phần các nông hộ mua lại giống từ hàng xóm, chiếm
67,69%, những nông hộ sử dụng giống tự có chiếm 27,69%, một phần nhỏ
khác mua từ các cơ sở giống địa phương và các nhà máy, chỉ chiếm 4,62%.
Từ hàng xóm, 67,69% Giống tự có,
27,69%
Từ cơ sở sản xuất
giống, 3,08% cấp giống, 1,54%Từ công ty cung
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Hình 4.5: Cơ cấu nguổn gốc giống
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA
4.2.1 Phân tích chi phí
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất của nông hộ trồng mía
Khoản mục Số tiền
(1.000Đ/1000m2)
Tỷ trọng (%)
Chi phí giống 1.499,12 19,78
Chi phí nông dược 275,30 3,63
Chi phí phân bón 2.185,54 28,84
Chi phí thuê lao động 3.364,85 44,40
Chi phí khác 254,29 3,35
Tổng chi phí 7.579,09 100,00
Tổng chi phí trong quá trình trồng mía bao gồm các loại chi phí như: chi
phí giống, chi phí phân bón, chi phí nông dược, chi phí thuê lao động và các loại chi phí khác, các khoản mục chi phí được phân bố khác nhau giữa các hô,
tùy thuộc vào kinh nghiệm trồng của nông hộ.
Qua bảng 4.9 ta thấy, chi phí thuê lao động là loại chi phí chiếm tỷ trọng
cao nhất trong các loại chi phí (44,40%), vì đa số những nông hộ được khảo sát đều sử dụng phần lớn là lao động thuê. Tiếp đến là chi phí nông dược,
chiếm 28,84% trên tổng chi phí, chi phí giống là 19,78% và chi phí phân bón chiếm 3,63%, còn lại các khoản chi phí khác như lãi vay…chỉ chiếm 3,35%. Qua đây cho thấy, các yếu tố đầu vào như lao động, giống và nông dược là những yếu tố đầu vào quan trọng, nông hộ cần phân bố các yếu tố đầu vào này sao cho hợp lý nhất, nhằm tạo ra thu nhập tối ưu.
4.2.1.1 Chi phí phân bón
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía. Việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào tính chất đất đai,
thời tiết, khí hậu… nếu phân bổ được lượng phân hợp lý se giúp các nông hộ
giảm được chi phí và tăng năng suất. Đa phần các nông hộ đều bón phân 2 lần