Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp phân tích tần số, phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối) để mô tả
một cách khái quát về thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía của nông hộ trong vùng nghiên cứu để đánh giá chính xác sự tác động của các nhân tố đến hiệu
quả kinh tế của nông hộ như diện tích, sản lượng, lợi nhuận, chi phí… từ đó
tìm ra các giải pháp phát triển chung cho các nhân tố cần phân tích
a. Phương pháp so sánh
Phương pháp này là một trong những phương pháp được sử dụng phổ
biến trong phân tích các hoạt động tài chính – kinh tế. Phương pháp này đòi hỏi các nhân tố được phân tích cần phải có cùng tính chất và đặc điểm để xem
xét sự biến động, hiện tượng kinh tế. Phương pháp này có các loại phương
pháp là:
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: có hai loại số tuyệt đối là số tuyệt đối
thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm. Loại số này biểu diễn quy mô, khối lượng
hoặc giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong một thời gian nhất định và ở
một địa điểm cụ thể. Điều kiện để số tuyệt đối có thể so sánh được với nhau là
cùng đơn vị tính, cùng phương pháp tính toán và phản ánh cùng một nội dung
trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khi so sánh số tuyệt đối ta lấy giá trị tuyệt đối của năm trước để thấy được sự chênh lệch của đối tượng so sánh:
ΔY = Y1 – Y0
Trong đó:
Y0 là chỉ tiêu năm trước
Y1 là chỉ tiêu năm sau
ΔY là phần chênh lệch giảm hoặc tăng của chỉ tiêu so sánh
Phương pháp này nhằm so sánh sự chênh lệch của năm sau so với năm trước của các chỉ ti
- Phương pháp so sán
h số tương đối: số tương đối là giá trị tương đối của năm sau trừ giá trị tương đối của năm trước, thường đo lường bằng phần trăm để thấy được sự biến động:
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm trước
Y1: Chỉ tiêu năm sau
ΔY: Biểu thị tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh số bình quân: số bình quân là số thể hiện giá trị
trung bình về mặt lượng của một đơn vị nào đó, bằng cách san bằng các trị số trong đơn vị đó cho nhau, nhằm khái quát tình hình của đơn vị đó trong một
khoảng thời gian nhất định
b. Phương pháp tần số
Phương pháp này là một tong những phương pháp thống kê khá đơn giản
mà kết quả phân tích tần số được thể hiện dưới dạng bảng tần số, trình bày tất
cả các biến số, thường thiên về định tính hơn định lượng. Sử dụng phương
pháp này nhằm mục đích thống kê các dữ liệu cùng thuộc tính, cùng đặc điểm
và tính chất.
Việc xác định tần số của một thuộc tính nào đó là việc quan sát các đối tượng rơi vào thuộc tính đó và gom chúng lại thành một nhóm, từ đó thấy được tổng thể và mức độ tập trung của các quan sát đó.
2.2.3.3 Mục tiêu 2
Sử dụng mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas để ước lượng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận mất đi ảnh hưởng bởi phi hiệu quả kinh tế
của nông hộ bằng hai phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) và
phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (MLE).
Mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb – Douglas có dạng sau: lnπi = β0 + β1lnPNi + β2lnPPi+ β3lnKKi + β4lnTi + β5lnGi + β6 lnKNi
+ β7GTi + β8 lnHVi +β9TDi + β 10TH +ei (*)
Trong đó:
Πi là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ thứ i, được tính bằng việc lấy
doanh thu trừ đi các khoản biến phí như chi phí phân bón, thuốc, chi phí
giống, tất cả chia cho giá mía mà nông hộ bán ra, đơn vị tính là ngàn đồng/ha. βk: Các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (*) (k = 0, 1, 2,…, 5).
ei: sai số hỗn hợp của mô hình (*) (ei = vi – ui), trong đó: vi là sai số
ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn và ui là sai số do phi hiệu quả theo phân phối
nửa chuẩn.
Trong mô hình, các giá trị βk đại diện cho mức ảnh hưởng của các giá
yếu tố đầu vào đối với lợi nhuận. Khi giá yếu tố đầu vào tăng lên 1% thì lợi
nhuận thay đổi βk%. Mức thay đổi đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc vào dấu của hệ số βk.
Các biến độc lập được giải thích trong bảng sau:
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên
Biến số Diễn giải Kỳ
vọng Lược khảo tài liệu Giá phân N (PN) PN là giá chuẩn hóa của 1 kg phân N
nguyên chất, được tính bằng giá 1 kg phân nguyên chất chia cho giá 1 kg mía đầu ra.
-
Phạm Lê Thông (2010) Lê Thị Diễm Hằng
(2013)
Giá phân P (PP) PP là giá chuẩn hóa của 1 kg phân P nguyên chất, được tính bằng giá 1 kg phân nguyên chất chia cho giá 1 kg mía đầu ra.
-
Phạm Lê Thông (2010) Lê Thị Diễm Hằng (2013)
Giá phân K (PK) PK là giá chuẩn hóa của 1 kg phân K nguyên chất, được tính bằng giá 1 kg phân nguyên chất chia cho giá 1 kg mía đầu ra. - Phạm Lê Thông (2010) Lê Thị Diễm Hằng (2013) Chi phí thuốc nông dược (T)
T là chi phí thuốc nông dược sử dụng, đơn vị tính là (1.000 đồng/công). - Phạm Lê Thông (2010) Lê Thị Diễm Hằng (2013) Chi phí giống (PG)
PG là chi phí giống được sử dụng, đơn vị tính là (1000đồng/công) - Phạm Lê Thông (2010) Lê Thị Diễm Hằng (2013) Kinh nghiệm (KN)
Kinh nghiệm của nông hộ được đo lường bằng số năm trồng của nông hộ (năm).
+
Tác giả đề xuất
Giới tính (GT) Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ nông hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ nông hộ là nữ + Tác giả đề xuất Trình độ học vấn (HV) Trình độ học vấn được tính bằng số
năm đi học của nông hộ +
Tác giả đề xuất
Tín dụng (TD) Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có vay vốn, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không có vay vốn.
+
Tác giả đề xuất
Số lao động gia đình (LĐ)
Số lao động giá đình được tính bằng số lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.
+
Phạm Lê Thông ( 2010)
PN, PK, PP: Các loại phân này giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất nên được nông hộ sử dụng với số lượng khá nhiều. Giá phân chuẩn hóa trực tiếp đến chi phí sản xuất và doanh thu của nông hộ nên ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận nông hộ. Nếu giá chuẩn hóa của nông hộ càng nhỏ
thì làm cho lợi nhuận của nông hộ càng lớn. vì vậy ta kì vọng mang dấu âm.
Giá chuẩn hóa của 1kg phân N, P, K nguyên chất được tính bằng cách
giải hệ phương trình (Phạm Lê Thông, 2010):
1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 A x B y C z D A x B y C z D A x B y C z D Trong đó:
x, y, z: lần lượt là giá chuẩn hóa của 1kg phân N, P, K nguyên chất.
Ai, Bi, Ci: lần lượt làm hàm lượng nguyên chất của các loại phân N, P, K
có trong các loại phân sau: Urê (46% N), DAP (18-46-0), NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), NPK (7-7-14) và Kali muối ớt (60%K).
Di là giá của 1kg của các loại phân trên thị trường.
2.3.3.4 Mục tiêu 3
Từ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế sau khi thu thập số liệu. Đề xuất một số giải pháp nhẳm khắc phục những khó khăn, hạn chế, đồng thời
phát huy những điểm mạnh của nông hộ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Những đề tài nghiên cứu về hiệu quả tài chính và các tác nhân tác động đến hiệu quả tài chính hoặc sản xuất của một mô hình nào đó đã được rất
nhiều tác giả nghiên cứu, vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi có tham khảo nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Lê Thông, Lê Thị Diễm Hằng, …
Phạm lê Thông (2010). “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thương
hiệu lúa gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong bài này tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các biến và xem sự biến động của
các biến trong mô hình. Phương pháp sử dụng hàm sản xuất, lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb- Douglas để thấy được sự tác động của các yếu tố đầu vào
như : giá giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động thuê và lao
động gia đình, tập huấn. Trong đó biến tập huấn ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận là nhiều nhất và từ đó thấy được mô hình đạt được hiệu quả kinh tế
là 72% và hiệu quả kỹ thuật là 85%. Bên cạnh đó còn thấy được khoản thất
thoát về năng suất trung bình là khoảng 1,23 tấn/ha và khoản lợi nhuận trung
bình là khoảng 3,2 triệu đồng/ha ảnh hưởng khá cao trong mô hình thông qua hiệu quả kỹ thuật.
Lê Thị Diễm Hằng (2013). “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh
Long”. Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để
thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê
để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến kết quả kinh tế của
mô hình sản xuất đậu nành. Phương pháp so sánh dùng để so sánh thực trạng
sản xuất đậu nành qua các năm. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
nông hộ. Ta thấy các biến chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí
chăm sóc, năng suất và giá đều có ý nghĩa đối với mô hình (với mức ý nghĩa <
10%), còn lại biến chi phí giống và chi phí LĐ thuê thì không có ý nghĩa thống
kê. Do các chi phí trong sản xuất cao nên trong quá trình sản xuất ta nên chú ý giảm các loại chi phí này ở mức tối thiểu để đạt được lợi nhuận tối đa. Bên cạnh đó, hai yếu tố năng suất và giá bán ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, nhưng tác động tích cực nhất là yếu tố giá bán. Trong sản xuất nông nghiệp
chung và sản xuất đậu nành nói riêng, hiện tượng “được mùa, mất giá” là
thường xuyên xảy ra. Ta không thể chủ động trong việc điều chỉnh giá cả loại
nông phẩm này vì vậy cần phải có sự can thiệp của các ngành, các cấp trong
việc kiềm giá không cho giá đậu biến động mạnh (rớt giá đến mức quá thấp), hạn chế tình trạng nông dân bị thương lái ép giá do không có nơi tiêu thụ hay phương tiện tồn trữ, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các hộ sản xuất.
Phạm Lê Thông Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011),
“So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb – Doughlas, dựa trên số liệu thu thập được từ 479 nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh
tế ở hai vụ đạt được tương đối thấp khoảng 57%. Các biến giá phân đạm
chuẩn hóa, giá giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí thuê lao động làm giảm
lợi nhuận của nông hộ, bên cạnh đó việc tập huấn góp phần nâng cao hiệu quả cho người nông dân.
Quan Minh Nhựt (2009), Phân tích hiệu quả về kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp. Tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối
Đồng Tháp. Trong phần phân tích này, tác giả chia mô hình sản xuất lúa hộ
nông dân thành hai nhóm theo tính chất có áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc sản xuất lúa. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
hàm Tobit nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hai
mô hình sản xuất. Nhằm đảm bảo tính khoa học của số liệu, tác giả tiến hành thu thập số liệu thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với một mẫu gồm
520 nông hộ đại diện cho mô hình sản xuất có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và 287 nông hộ đại diện cho mô hình không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật đạt hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử
dụng chi phí cao hơn và ít biến động hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng hộ sản xuất ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật sử dụng nguồn lực đầu vào hợp lý hơn và tiết kiệm hơn so với hộ sản
xuất khôngứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Với việc sử dụng hàm Tobit, tác giả cũng
chỉ ra rằng các yếu tố ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, độ tuổi của chủ hộ, trình độ văn
hóa, kinh nghiệm sản xuất, quy mô hộ, giới tính, tỷ lệ lao động nữ, tín dụng và các yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sản xuất. Kết quả bài nghiên cứu là những căn cứ quan trọng cho người dân khi đưa ra quyết định nên ứng dụng mô hình nào nhằm đạt hiệu quả
kinh tế, nâng cao tổng mức thu nhập cho gia đình và cho toàn xã hội.
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế được ước lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tham số và phương pháp phi tham số. Phương pháp ước lượng hàm lợi nhuận biên Cobb –Douglas đây là phương pháp tham số, với phương pháp này thường được sử dụng rộng rãi do tính chất thống kê của các hệ số được ước lượng có thể kiểm định, tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là
đòi hỏi phải có một hàm cụ thể và số lượng quan sát tương đối lớn.
Trong bài nghiên cứu này tác giả đã kế thừa lại phương pháp ước lượng
hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas để ước lượng mức độ hiệu quả kinh tế của
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng, nằm giữa sông hậu và gồm
nhiều cồn hợp lại tạo nên một Cù lao lớn nhất của sông Hậu, nằm sát biển Đông và bốn phía đều được bao bọc bởi sông nước, có vị trí rất quan trọng về
kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh nói riêng và của ĐBSCL nói
chung.
Nguồn: www.dpi.soctrang.gov.vn
Hình 3.1 Bảng đồ hành chánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Toàn địa bàn được chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam, Đại Ân 1 và Thị trấn Cù Lao Dung. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Cù Lao Dung, là nơi tập trung đa số các cơ quan, đoàn thể, trụ
sở hành chính nhà nước… Cù Lao Dung còn là 1 trong 2 trung tâm kinh tế đô
thị quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Huyện Cù Lao Dung có địa hình tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt
ra thành nhiều cù lao nhỏ với độ cao trung bình từ 0,5 – 1,2m so với mực nước