Bảng 4.2 Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 hộ, năm 2014
Nguồn nhân lực hay còn gọi là nguồn lao động, đây là một trong những
yếu tố đầu vào quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản
xuất, trong phạm vi bài nghiên cứu này thì nguồn nhân lực là những người
tham gia trực tiếp vào quá trình canh tác mía. Bảng dưới đây thể hiện nguồn
nhân lực của nông hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu:
Thông qua bảng 4.2 ta thấy, số lượng nhân khẩu trung bình của nông hộ
trồng mía là 4 người, trong đó nông hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 người,
nông hộ có số nhân khẩu nhỏ nhất là 2 người. Riêng đối với số lượng nhân
khẩu tham gia trồng mía trung bình là 3 người. Số lượng tham gia trồng mía ít,
nguyên nhân chủ yếu là do nông hộ có con cháu đi học hoặc đi lao động ở xa.
Ngoài ra, nhiều nông hộ có con nhỏ, chưa vào độ tuổi lao động và người già yếu không thể tham gia canh tác. Vì vậy, số lượng lao động gia đình thấp, đa
số nông hộ sử dụng lao động thuê tham gia sản xuất.
Khoản mục Đơn vị tính Trung
bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất
Số nhân khẩu Người/hộ 4 1,4 9 2
Số lao động tham
gia trồng mía
4.1.1.5 Nguồn vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông
nghiệp, nó có thể quyết định đến quy mô, hình thức cũng như khả năng sản
xuất của nông hộ. Qua điều tra thực tế, thì nhu cầu vay vốn của nông hộ trong
huyện khác nhau, được biểu diễn trong bảng sau: Bảng 4.3 Thực trạng vay vốn của nông hộ.
Chỉ tiêu Số hộ Tỉ trọng (%) Vay vốn Có vay 65 50,00 Không vay 65 50,00 Tổng 130 100,00 Số tiền <10000 15 23,08 10000 – 20000 18 27,69 20000 - 40000 21 32,31 > 40000 11 16,92 Tổng 65 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Việc đầu tư vào việc canh tác mía cần nguồn vốn khá nhiều, tuy nhiên, không phải nông hộ nào cũng có đủ nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất. Thông
qua bảng 4.3 ta có thể thấy, có đến 50% nông hộ có vay vốn để đầu tư sản
xuất, và 50% số hộ không có vay, những người không vay vốn là do nông hộ có đủ điều kiện đầu tư, hoặc một số nông hộ có nhu cầu vay nhưng không có
tài sản để thế chấp. Những nông hộ vay với số tiền dưới 10.000.000 đồng
chiếm 23,08%, số nông hộ vay từ trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng
chiếm 27,69% , từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất
là 32,31% , còn lại những nông hộ vay với số tiền lớn hơn 40.00.000 đồng chỉ
chiếm 16,92%. Điều này cho thấy tuy có vay nhưng đa phần nông hộ vay với
số tiền vừa phải, đủ trang trãi cho việc sản xuất, tức là sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.
Nguồn vốn vay, được các nông hộ sử dụng vào sản xuất như đầu tư các
yêu tố đầu vào như: giống, phân, thuốc, lao động… Các nông hộ đi vay từ
nhiều nguồn khác nhau. Trong đó nông hộ vay nhiều nhất ở Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn với tỷ lệ 89,23%, vay từ người quen hang xóm
lớn nông hộ chọn Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn để vay vì lãi suất thấp và đáng tin cậy hơn ở những nguồn vay khác.
Người quen, hàng xóm, 7,69% Hội, Đoàn thể, 1,54% Khác, 1,54% Ngân hàng nông nghiệp, 89,23%
Nguồn: số liệu điều tra 130 hộ, năm 2014
Hình 4.4 Phân bố nguồn vốn vay của nông hộ
4.1.1.6 Tập huấn sản xuất
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên việc áp dụng nó vào quá trình sản xuất là rất cần thiết và tập huấn là 1 trong những hình thức điển hình giúp chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học truyền tải thông tin đến nông hộ. Tập huấn giúp cung cấp cho nông hộ về kỹ thuật trồng, phòng trị
sâu bệnh, làm đất, phân bón…một cách khoa học và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, góp phần nâng cao năng suất sản lượng mía cho nông hộ.
Bảng 4.4 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ
Chỉ tiêu Số nông hộ Tỉ lệ (%)
Có tập huấn 20 15,38
Không có tập huấn 110 84,62
Tổng 130 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Qua bảng 4.4 cho thấy, số nông hộ tham gia tập huấn rất thấp. Trong 130
hộ được khảo sát thì chỉ có 20 hộ tham gia tập huấn, chiếm 15,38%, còn lại
110 không tham gia tập huấn chiếm đến 84,62%. Điều này cho thấy, công tác
tập huấn cho nông hộ trên địa bàn chưa được chính quyền địa phương quan tâm. Người dân ít quan tâm đến vấn đề tập huấn chủ yếu là do sợ mất nhiều
4.1.1.7 Tổng quan về giống
Giống là yếu tố đầu vào tác động mạnh đến năng suất và chất lượng sản
phẩm đầu ra. Theo khảo sát thực tế thì trên địa bàn nghiên cứu, nông hộ sử
dụng một số loại giống phổ biến như: ROC 16, K92, K95, U Đại Đường,..
Bảng 4.5: Giống mía được các nông hộ sử dụng
Nguồn: Số liệu điều tra từ 130 nông hộ, năm 2014
Trên thực tế, loại giống được các nông hộ sử dụng không cố định qua các
vụ, thay đổi theo từng năm, nhằm phòng tránh sâu bệnh và tăng nâng suất của
nông hộ. Theo bảng 4.5 cho ta thấy, phần lớn nông hộ sử dụng giống ROC 16
chiếm 33,85%, và K95 chiếm 30,77% đây là các loại giống ngắn ngày , cho chữ dường cao và khá dễ chăm sóc. Còn riêng đối với giống K93, là loại giống
dài ngày chỉ có 13,98% nông hộ sử dụng và U Đại Đường chỉ chiếm 9,23%
và các loại giống khác chiếm 12,17% do nông hộ được giới thiệu giống mới từ các nhà máy và cơ sở giống lân cận. Theo khảo sát thì nông hộ lựa chọn giống
không chỉ dựa trên sự dài ngắn của thời gian trồng, mà còn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Bảng 4.6 Lý do nông hộ chọn giống mía để sản xuất
Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỉ lệ (%) Dễ trồng 72 55,38 Phù hợp đất 34 26,15 Lợi nhuận cao 37 28,46 Nâng suất cao 62 47,69 Chữ đường cao 28 21,54 Thời gian ngắn 29 22,31
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Giống Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Roc 16 44 33,85 K92 17 13,98 K95 40 30,77 U Đại đường 12 9,23 Khác 17 12,17 Tổng 130 100,00
Qua bảng trên cho thấy, việc chọn giống mía của nông hộ đa phần dựa
trên tính chất dễ trồng của loại giống, chiếm đến 55,38% và cho năng suất cao
chiếm 47,69%, do nhiều năm liền mía rớt giá do không đạt năng suất và chữ đường gây thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho nông họ, nên họ có xu hướng
lựa chọn những giống mía cho năng suất cao và tương đối dễ trồng. Ngoài ra, nông hộ còn chọn giống mía để trồng dựa trên các lý do như phù hợp với đất đai (26,15%), lợi nhuận cao (28,46%), Chữ đường cao (21,54%) và thời gian
trồng ngắn (22,31%)..
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các nông hộ trồng mía không lưu gốc để
sản xuất trong vụ sau. Đa phần các nông hộ mua lại giống từ hàng xóm, chiếm
67,69%, những nông hộ sử dụng giống tự có chiếm 27,69%, một phần nhỏ
khác mua từ các cơ sở giống địa phương và các nhà máy, chỉ chiếm 4,62%.
Từ hàng xóm, 67,69% Giống tự có,
27,69%
Từ cơ sở sản xuất
giống, 3,08% cấp giống, 1,54%Từ công ty cung
Nguồn: Số liệu điều tra 130 nông hộ, năm 2014
Hình 4.5: Cơ cấu nguổn gốc giống
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA
4.2.1 Phân tích chi phí
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất của nông hộ trồng mía
Khoản mục Số tiền
(1.000Đ/1000m2)
Tỷ trọng (%)
Chi phí giống 1.499,12 19,78
Chi phí nông dược 275,30 3,63
Chi phí phân bón 2.185,54 28,84
Chi phí thuê lao động 3.364,85 44,40
Chi phí khác 254,29 3,35
Tổng chi phí 7.579,09 100,00
Tổng chi phí trong quá trình trồng mía bao gồm các loại chi phí như: chi
phí giống, chi phí phân bón, chi phí nông dược, chi phí thuê lao động và các loại chi phí khác, các khoản mục chi phí được phân bố khác nhau giữa các hô,
tùy thuộc vào kinh nghiệm trồng của nông hộ.
Qua bảng 4.9 ta thấy, chi phí thuê lao động là loại chi phí chiếm tỷ trọng
cao nhất trong các loại chi phí (44,40%), vì đa số những nông hộ được khảo sát đều sử dụng phần lớn là lao động thuê. Tiếp đến là chi phí nông dược,
chiếm 28,84% trên tổng chi phí, chi phí giống là 19,78% và chi phí phân bón chiếm 3,63%, còn lại các khoản chi phí khác như lãi vay…chỉ chiếm 3,35%. Qua đây cho thấy, các yếu tố đầu vào như lao động, giống và nông dược là những yếu tố đầu vào quan trọng, nông hộ cần phân bố các yếu tố đầu vào này sao cho hợp lý nhất, nhằm tạo ra thu nhập tối ưu.
4.2.1.1 Chi phí phân bón
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía. Việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào tính chất đất đai,
thời tiết, khí hậu… nếu phân bổ được lượng phân hợp lý se giúp các nông hộ
giảm được chi phí và tăng năng suất. Đa phần các nông hộ đều bón phân 2 lần
trở lên trong một vụ, tối thiểu là khi vô chân ấm và vô chân phả học thì nông hộ phải bón phân. Từ bảng 4.9 cho thấy chi phí sử dụng phân bón của nông hộ
khá cao trung bình là 2.185.540 đồng trên 1000m2, chiếm tỷ lệ khoảng 28,84%
trong tổng chi phí.
Các loại phân bón thường được nông hộ sử dụng là DAP, URE, NPK (20-20- 15, 16-16-8, 25-25-5), Lân. Trong đó, tính chất và tác dụng của từng loại phân là:
- Phân đạm (N): có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, nhất là thời kỳ đầu.
Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu, lá nhỏ, chuyển vàng, ít phân cành, quang hợp yếu, năng suất giảm. Thiếu đạm rất phổ biến trên đất cát, đất có ít chất hữu cơ và bất kỳ đất nào gieo trồng liên tục mà không bổ sung đạm. Đất đầm lầy rất dễ bị thiếu đạm,
vì sự ngập nước dẫn đến sự mất đạm do vi khuẩn trong đất.
- Phân lân (P): có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng
quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Thiếu lân năng suất giảm,
phẩm chất kém mà không gây triệu chứng rõ rệt. Vì vậy khó nhận ra rối loạn này
cho đến khi triệu chứng biểu hiện nặng.
- Phân kali (K): đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ, đẩy mạnh khả năng quang
hợp, hình thành và vận chuyển hyđratcacbon về rễ. Thiếu kali mía chậm lớn và kém phát triển. Thiếu kali thường xuất hiện trên đất cát và đất dễ thấm, trong khi đó đất tro núi lửa cung cấp đủ kali
Công thức và cách bón phân tùy thuộc vào kinh nghiệm của chủ hộ và các yếu tố khách quan như đất đai, khí hậu,… Dựa vào những yếu tố đó, nông
hộ sẽ hình thành một công thức riêng với liều lượng phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của mía.
4.2.1.2 Chi phí giống
Giống là một yếu tố quan trọng tác động đến năng suất của nông hộ, nếu
chọn giống không phù hợp sẽ làm cho năng suất chủ hộ giảm. Theo bảng 4.7
ta thấy, các nông hộ chọn giống có năng suất và chữ đường cao, còn lựa chọn
giống theo thời gian sản xuất. Ngoài những đăc tính đó, giống mía đươc trồng
phải phù hợp với đất đai của từng nông hộ. Số lượng mía được trồng còn tùy thuộc vào giống mía, kinh nghiêm của nông hộ, địa hình của từng vùng nên mỗi nông hộ có lượng sử dụng giống khác nhau.
Qua khảo sát cho thấy mỗi 1.000m2 đất thì các nông hộ sử dụng lượng
giống dao động từ 1.000 đến 1.400 kg giống mía. Chi phí giống cao nhất là
2.800.000 đồng và thấp nhất là 900.000đồng. Có sự chệnh lệch chi phí giống như vậy là có nhiều nguyên do: thứ nhất là do mật độ trồng của từng nông hộ,
thứ hai là tùy vào giống mía nặng kg hay nhẹ kg. Khi được phỏng vấn một số
hộ trả lời là thông thường đối với những giống là giống thường thì các hộ chỉ
cần trồng 1.000 đến 1.200kg giống trên 1.000m2, còn đối với những giống cao
sản thì thông thường trồng khoảng 1.200 kg trở lên.
4.2.1.3 Chi phí thuốc BVTV
Sâu bệnh cỏ dại là yếu tố gây thiệt hại về năng suất và chữ đường của các
nông hộ trồng mía. Việc chủ động dự phòng và phát hiện sâu bênh sớm giúp
nông hộ hạn chế về chi phí sản xuất. Chi phí sử dụng thuốc BVTV của các
nông hộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 3,63 % trong tổng chi phí sản xuất. Bình quân chi phí thuốc BVTV trên 1.000m2 là 275.300 đồng. Phần lớn các ông hộ
sử dụng thuốc trừ sâu đục than ở giai đoạn đặt hom, đến khi mía đã lớn mà bị
sâu thì nông hộ không sử dụng thuốc để diệt mà sẽ diệt bằng phương pháp thủ
công nên sẽ giảm được chi phí thuốc. Ngoài ra nông dân còn sử dụng thuốc
trừ cỏ để diệt các loại cỏ dại trước khi đặt hom và cả trong quá trình mía sinh
trưởng và phát triển.