Chế độ đãi ngộ thỏa đáng

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty cổ phần chế tạo điện cơ hà nội (Trang 71 - 74)

Việc doanh nghiệp phải tuyển dụng khi nhu cầu lao động tăng lên là không có gì phải bàn cãi, nhƣng ngay cả khi lƣợng lao động trong toàn doanh nghiệp giảm đi mà vẫn phải tuyển dụng thêm nhƣ trong năm 2010 thì vấn đề quản lý nhân sự trong doanh nghiệp quả là đang gặp khó khăn trong việc “giữ chân” ngƣời tài

66

Một trong những lý do khiến công ty phải thƣờng xuyên tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng công nhân là do sự biến động về công nhân hàng năm là khá lớn. Xảy ra tình trạng này không phải do sự biến động khối lƣợng công việc làm nảy sinh nhu cầu tuyển dụng liên tục mà do hàng năm có một số lƣợng không ít công nhân xin thôi việc. Điều này làm cho số lƣợng công nhân thƣờng xuyên bị thiếu hụt mặc dù ty tuyển dụng rất nhiều

Có nhiều lý do khiến công nhân xin thôi việc, nhƣ: - Tiền lƣơng và các chế độ đãi ngộ không thỏa đáng - Tìm đƣợc các công việc khác phù hợp hơn

- Vì lý do cá nhân ....

Trong đó lý do chủ yếu là do các chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Các chế độ đãi ngộ không phải chỉ là lƣơng, thƣởng (yếu tố vật chất) mà còn là hoạt động đào tào, bồi dƣỡng hay mong muốn đƣợc thăng tiến....(phi vật chất) Đây là tình trạng chung tại rất nhiều doanh nghiệp sản xuất. Trong khi công nhân là lực lƣợng lao động chủ yếu thì lại không đƣợc quan tâm đúng mức, hay sự quan tâm còn hạn chế. Việc phải liên tục tuyển dụng công nhân gây tốn kém rất nhiều chi phí. Nếu doanh nghiệp nhìn nhận đƣợc rằng, nếu tập trung bồi dƣỡng, phát triển cho lao động của mình, cũng nhƣ có những chế độ đãi ngộ thỏa đáng thì rất có thể những lợi ích mang lại còn cao hơn nhiều lần với chi phí bỏ ra, cũng nhƣ giúp doanh nghiệp giảm bớt đƣợc rất nhiều chi phí phải tuyển dụng mới. Các nhà quản trị doanh nghiệp không nên coi những gì bỏ ra để đào tạo, phát triển nhân lực là chi phí mà nên coi là nhƣ khoản “đầu tƣ”, bởi nếu doanh nghiệp biết “đầu tƣ “ tốt trong lĩnh vực này thì lợi ích mang lại không chỉ là những lợi ích tài chính mà còn cả những lợi ích phi tài chính.

67

KẾT LUẬN

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng luôn phải đối mặt với rất nhiều những thách thức cũng nhƣ những khó khăn khi sự cạnh tranh đang ngày càng một gay gắt và khốc liệt. Nhân sự - luôn là yếu tố quan trọng, sống còn của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại đƣợc thì doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ nhân sự thực sự có chất lƣợng, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Nhƣ vậy công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là rất cần thiết, rất quan trọng vì nó là “nền tảng” cho các hoạt động khác.

Công tác tuyển dụng nhân sự chính là “đầu vào” nhằm cung cấp một đội ngũ nhân sự đủ về số lƣợng, tốt về chất lƣợng cho công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự, và nguồn lực con ngƣời chƣa phát huy đƣợc hết khả năng vốn có của nó. Do vậy doanh nghiệp phải có những giải pháp để nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng nhằm đƣợc nguồn lực đó và sử dụng có hiệu quả nhất.

Trong đề tài này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà nội để thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những tồn tại trong quá trình tuyển dụng và sử dụng nhân sự tại công ty. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lƣợng công tác tuyển dụng

Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân nên Tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận đƣợc sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các bạn

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội, 2013. Báo cáo thường niên năm 2013. Hà nội.

2. Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội, 2014. Báo cáo thường niên năm 2014, Hà nội.

3. Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà nội, 2010. Quyết định số 60/2010/ QĐ- TGĐ về việc ban hành quy chế tuyển dụng. Hà Nội.

4. Hà Văn Hội, 2007. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Bƣu điện.

5. Lƣu Thị Hƣơng, 2006. Phân tích quản trị tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.

6. Nguyễn Đăng Nam, 2001. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.

7. Phan Quang Niệm, 2007. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Website

8. Nguồn từ webside của Viện chính sách và chiến lƣợc phát triển nông

nghiệp nông thôn

http://www.ipsard.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=1818

9. Nguồn từ webside http://khodetai.com/Nang-cao-chat-luong-cong-tac-tuyen- dung-nhan-su-tai-Cty-kinh-koanh-dich-vu-nha-Ha-Noi_c_32555.html

Một phần của tài liệu Tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty cổ phần chế tạo điện cơ hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)