1.6.1. Điều kiên kinh tế xã hôi• •
Đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta có những thay đổi to lớn. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện... Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi này tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Được sự quan
tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của
sv không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên,
nền kinh tế xã hội nước ta cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo.
Kinh tế phát triển kéo theo những mặt trái của nó nảy sinh: nạn cờ bạc, đề đóm, rượu chè, ma túy, mại dâm...trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình... Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và sv, là những đối tượng đang ừong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn nói riêng.
Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều thang giá trị và nhiều luồng văn hóa. Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng dễ bị hoa mắt trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập.
Toàn bộ điều kiện kinh tế xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sv. Vì vậy
mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để sinh viên chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vĩ mục tiêu giáo dục của đất nước.
1.6.2. Đường lối, chủ trương, chính sách cửa Đảng và Nhà nước
Trong bối cảnh kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta đã dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt.
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan ừọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát ữiển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Nói cách khác HSSV là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển đất nước (2011-2015) của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH-HĐH, hội nhập kỉnh tế quốc tế của đất nước ” Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đàu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lóp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đĩnh và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế ừong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân ừong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục. Liên quan đến quản lý sinh viên, chính sách của nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ sv tạo việc làm, các chính sách khuyến khích sv học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội... là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của
sv. Nhìn chung những chính sách này đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho s v có điều kiện học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu càu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên
là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến sinh viên, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. sv còn gặp nhiều khó khăn
trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.
1.6.3. Đặc điểm của sinh viên
Như đã trình bày, sv là những người học ở bậc học Cao đẳng, Đại học.
Do vậy, sinh viên có những đặc điểm chủ yếu sau:
s v là một bộ phận trong thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, có vị thế và uy tín, được xã hội tôn vinh, là lực lượng đông đảo, được quản lý có tổ chức, có vai trò và vị trí quan trọng, sv là nguồn chất
xám quý giá, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, sv là những trí thức tương lai nên họ cũng có đặc tính chung của tri thức thể hiện ở khả năng ham học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhảy bén với các vấn đề chính trị, xã hội, công nghệ.
Môi trường học tập thay đổi: Khi ở gia đĩnh và học ở trường phổ thông, họ có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cha mẹ, thầy cô giáo. Nhưng đến trường Đại học, Cao đẳng thì không còn khép kín như thế. Vĩ ở môi trường Đại học, cao đẳng sv có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm - sinh lý; qua đó nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu càu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời).
Ở độ tuổi thanh niên: Đây là giai đoạn tâm - sinh lý của các em phát triển mạnh nên đại bộ phận sv còn nông nổi, thiếu kinh nghiệm cuộc sống xã hội, tò mò,....Do đó, s v đánh giá các hiện tượng đời sống xã hội một cách nông cạn nên dễ có thái độ cực đoan đối với các sự việc này. Nhận thức cũng chưa đầy đủ, dễ bị kích động và lôi kéo khi những gì vượt qua phạm vi của khái niệm khoa học
hạn hẹp đã học. Đây là một trong những nhược điểm mà nhà trường, các nhà giáo dục càn lưu ý để khắc phục và hướng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.
1.6.4. Đặc điểm của sinh viên ngoại trú
Ngoài những đặc điểm của sv nói chung, sv ngoại trú có những đặc điểm riêng sau:
+ Đặc điểm về điều kiện sống và hoạt động:
+ Sống và hoạt động tại các tổ dân phố, các khu dân cư, thực hiện các quy định của tổ dân phố và của địa phương nơi sv tạm trú học tập, do vậy sinh viên phải hòa mình vào cuộc sống, sinh hoạt tại các khu trọ trên các địa bàn dân cư.
s v ngoại trú được đội thanh niên tình nguyện tư vấn và đưa đến chỗ ừọ đã
được liên hệ trước. Trong mỗi phòng chung có thể là sv cùng lóp, cùng khóa,
cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa; Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành được đào tạo; cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phàn xuất thân, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là tạm trú để học tập, rèn luyện để trở thành những người có nghề nghiệp theo chuyên ngành được đào tạo.
Sinh viên ngoại trú sống và hoạt động trong môi trường bên ngoài, chịu sự kiểm soát địa phương, tổ dân phố và chủ phòng trọ nên các nhà trường Đại học, Cao đẳng cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý.
1.7. Sự khác biệt về quản lý sinh viên trong đào tạo theo niên chế và tín chỉ
ở Trường Đai hoc Điên lưco • • I •
Khi chuyển đổi sang đào tạo theo học chế TC, về cơ bản những nội dung, nhiệm vụ của hoạt động CTSV trước đây vẫn được duy ừì và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ s v sẽ càn phải tăng cường thêm. Song hoạt động quản lý CTSV sẽ có một số khác biệt về mặt tổ chức, phương thức thực hiện do sự mất đi vai trò của lóp s v :
- về tổ chức : Mô hĩnh CTSV từ 3 cấp trường - khoa - lófp trong đào tạo theo niên chế, sẽ chỉ còn là trường - khoa.
- Sinh viên học tập theo những kế hoạch riêng, đa dạng, lớp sv không còn
hiệu lực như trước, nên việc quản lý s v sẽ phải thay đổi về cơ bản, trở nên rất phức tạp và khó khăn hơn nhiều.
- Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống vốn rất thuận lợi theo tổ chức lớp s v trước đây không còn nữa.
- Hoạt động quản lý sv của nhà trường phải trực tiếp tới từng sv làm khối lượng công việc của bộ phận này trở nên rất lớn, rất phức tạp, khó khăn.
- Phải xây dựng và tổ chức được đội ngũ cố vấn học tập để trợ giúp, hướng dẫn cho từng SV; tổ chức tốt, có hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ s v trong mọi mặt.
- Hoạt động thi đua khen thưởng, đánh giá kết quả rèn luyện của sv cần có phương thức theo dõi, đánh giá đảm bảo tính sát thực.
- Có giải pháp thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV.Làm tốt hoạt động tư vấn, hỗ trợ về mọi mặt cho s v .
- Tổ chức lại các hoạt động Đoàn, Hội cho thích ứng với hoàn cảnh mới. Do vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp để đổi mới, hoàn thiện hoạt động quản lý CTSV đáp ứng được các yêu càu của thực tiễn đặt ra.
TIÊU KẾT C H Ư Ơ N G 1
1. Đào tạo theo học chế tín chỉ đã và đang được triển khai trong các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Để chất lượng đào tạo theo hình thức đào tạo này được đảm bảo, các trường đại học, cao đẳng phải thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động. Đổi mới công tác học sinh sinh viên là một trong những hoạt động được các trường quan tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của học sinh sinh viên khi thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Đào tạo theo học chế tín chỉ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều hạn chế. Các ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo học chế tín chỉ đều tác động đến công tác học sinh sinh viên trong trường đại học, cao đẳng. Những tác động này được thể hiện rõ nét theo các nội dung mà công tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra, đặc biệt là những yêu cầu đối với học sinh, sinh viên.
2. Công tác HSSV là một trong những công tác ừọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới công tác học sinh sinh viên là tạo ra những thay đổi trong cách thức thực hiện các nội dung của công tác học sinh sinh viên làm cho công tác này phù hợp với những thay đổi ừong đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.
C H Ư Ơ N G 2
T H ự C TR Ạ N G QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở T R Ư Ờ N G ĐAI HOC Đ IÊN LƯC• • • •
2.1. Giói thiêu khái quát về trường Đai hoc Điên lưc■ í o • • • •
2.1.1. Quá trình phát triển
Trường Đại học Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 111/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Trường Đại học Điện lực có trụ sở chính tại 235 đường Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội; Cơ sở 2 tại Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.
Trường Đại học Điện lực tiền thân là Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội do người Pháp thành lập năm 1898. Hòa bình lập lại Nhà nước đã chia Trường Kỹ nghệ thực hành thành Trường Kỹ thuật I và Trường Kỹ thuật II... và ngày 15 tháng 2 năm 1955 khai giảng khóa đầu tiên của Trường Kỹ thuật I. Tháng 8 năm 1962 đổi tên thành Trường Trung cao Cơ điện, tháng 11 năm 1965 trường sơ tán về thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 8 tháng 2 năm 1966 Bộ Công nghiệp nặng chia trường Trung cao Cơ điện thảnh trường Trung học Điện (nay là trường Đại học Điện lực) và trường Trung học Cơ khí (nay là trường Đại học Công nghiệp Hà Nội). Trường Trung học Điện khi thành lập chuyển về xã Bắc Sơn, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phú; tháng 9 năm 1970 chuyển đến địa điểm mới là xã Tân Minh, huyện Đa Phúc, tinh Vĩnh Phúc nay là xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới các trường đào tạo thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, ngày 8 tháng 4 năm 2000 Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 24/2000/QĐ-BCN sát nhập trường Trung học Điện I và Trường Bồi dưỡng tại chức thảnh trường Trung học Điện I trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngày 19 tháng 5 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập Trường Đại học Điện lực trên cơ sở trường Cao đẳng Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.1.2. Sứ mệnh và mục tiêu
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất, dịch vụ khoa học công nghệ theo quy định của Luật khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của Pháp luật.
- Tổ chức quy hoạch phát triển Nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển ngành Điện, giáo dục đào tạo và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- QL GV, CB, nhân viên; xây dựng đội ngũ GV của nhà trường đủ về số