Quản lý công tác sinh viên trong đào tạo theo học chế tín ch ỉ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác sinh viên ở trường đại học điện lực trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 45)

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nói chung và trong các trường Đại học cao đẳng nói riêng thì công tác quản lý s v góp phần hỗ trợ tích cực cho giảng dạy (thày) và học tập (trò), cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản lý. Quản lý s v từ các khâu hành chính, giáo vụ, đến giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và tổ chức phong trào s v (kết hợp với Đoàn thanh niên, hội sinh viên...) sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần học tập để s v rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao. Công tác quản lý s v có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới và phát triển bền vững yếu tố con người về chất lượng nhận thức tri thức và hành động. Quản lý s v là mảng công tác trọng tâm thiết yếu của nền giáo dục đại học nước ta trong việc đảm bảo kỷ cương pháp luật nhà trường và rèn luyện s v . Công tác này do

Phòng (Ban) chính trị và công tác HSSV (hoặc Phòng Quản lý SV), Phòng (Ban) đào tạo phụ trách (đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác SV).

Quản lý công tác s v được coi là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đối với phương thức đào tạo theo niên chế, chương trình học tập của sinh viên sẽ căn cứ vào thời khoá biểu của từng học kỳ, năm học do nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện, sinh viên chỉ tuân thủ mà không có sự lựa chọn. Tuy nhiên, khi chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế túi chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân người học. Chính vì vậy, quản lý công tác học sinh sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ cũng có nhiều điểm khác so với phương thức đào tạo cũ.

Quản lý công tác học sinh ở trường Đại học Điện lực gồm các nội dung chính như sau:

1.5.1. Quản lý giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác tư tưởng, thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình về tư tưởng của học sinh sinh viên. Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng và chủ động đề xuất các biện pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh sinh viên.

- Chủ trì và tổ chức học chính trị đầu khóa, giáo dục truyền thống của trường, tổ chức tuần sinh hoạt công dân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong HSSV.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị liên quan khác tổ chức nói chuyện thòi sự ngoại khóa cho học sinh sinh viên. Có biện pháp

kịp thời hạn chế, ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các luồng văn hóa đồi trụy, các tệ nạn xã hội.

1.5.2. Quản ỉý các dịch vụ y tế, thể thao

- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học. - Tổ chức khám sức khoẻ s v khi vào nhập học.

- Chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho s v trong thời gian học tập theo quy định.

- Xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập.

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho s v luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho s v tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

1.5.3. Quản lý các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội• • •

- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có s v ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho SV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến s v ngoại trú.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến SV; hướng dẫn s v chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế.

- Tư vấn pháp lý, tâm lý xã hội cho s v .

1.5.4. Công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của s v

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho s v . - Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của s v .

- Tổng hợp, phân loại, xếp loại s v cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học. - Tổ chức thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân s v có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt chính trị công dân HSSV” vào đầu khóa học, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho s v tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi s v giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập như văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với s v .

- Theo dõi công tác phát triển đảng ừong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho s v tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường; phối hợp vói Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của s v , tạo điều kiện cho s v môi trường phấn đấu rèn luyện.

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho s v .

1.5.5. Tổ chức thưc hiên các chế đô chính sách cho sinh viên• * ■

- Thực hiện các chế độ chính sách đối với s v .

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với s v về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến sv .

- Tạo điều kiện giúp đỡ sv tàn tật, khuyết tật, sv diện chính sách, sv có hoàn cảnh khó khăn.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý s v

1.6.1. Điều kiên kinh tế xã hôi• •

Đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta có những thay đổi to lớn. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện... Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi này tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Được sự quan

tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của

sv không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên,

nền kinh tế xã hội nước ta cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo.

Kinh tế phát triển kéo theo những mặt trái của nó nảy sinh: nạn cờ bạc, đề đóm, rượu chè, ma túy, mại dâm...trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình... Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và sv, là những đối tượng đang ừong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn nói riêng.

Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều thang giá trị và nhiều luồng văn hóa. Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng dễ bị hoa mắt trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập.

Toàn bộ điều kiện kinh tế xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sv. Vì vậy

mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để sinh viên chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vĩ mục tiêu giáo dục của đất nước.

1.6.2. Đường lối, chủ trương, chính sách cửa Đảng và Nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta đã dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt.

Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan ừọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát ữiển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Nói cách khác HSSV là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển đất nước (2011-2015) của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH-HĐH, hội nhập kỉnh tế quốc tế của đất nước ” Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đàu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lóp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đĩnh và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế ừong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân ừong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục. Liên quan đến quản lý sinh viên, chính sách của nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ sv tạo việc làm, các chính sách khuyến khích sv học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội... là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của

sv. Nhìn chung những chính sách này đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho s v có điều kiện học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu càu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên

là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến sinh viên, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. sv còn gặp nhiều khó khăn

trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.

1.6.3. Đặc điểm của sinh viên

Như đã trình bày, sv là những người học ở bậc học Cao đẳng, Đại học.

Do vậy, sinh viên có những đặc điểm chủ yếu sau:

s v là một bộ phận trong thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, có vị thế và uy tín, được xã hội tôn vinh, là lực lượng đông đảo, được quản lý có tổ chức, có vai trò và vị trí quan trọng, sv là nguồn chất

xám quý giá, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, sv là những trí thức tương lai nên họ cũng có đặc tính chung của tri thức thể hiện ở khả năng ham học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhảy bén với các vấn đề chính trị, xã hội, công nghệ.

Môi trường học tập thay đổi: Khi ở gia đĩnh và học ở trường phổ thông, họ có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cha mẹ, thầy cô giáo. Nhưng đến trường Đại học, Cao đẳng thì không còn khép kín như thế. Vĩ ở môi trường Đại học, cao đẳng sv có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm - sinh lý; qua đó nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu càu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời).

Ở độ tuổi thanh niên: Đây là giai đoạn tâm - sinh lý của các em phát triển mạnh nên đại bộ phận sv còn nông nổi, thiếu kinh nghiệm cuộc sống xã hội, tò mò,....Do đó, s v đánh giá các hiện tượng đời sống xã hội một cách nông cạn nên dễ có thái độ cực đoan đối với các sự việc này. Nhận thức cũng chưa đầy đủ, dễ bị kích động và lôi kéo khi những gì vượt qua phạm vi của khái niệm khoa học

hạn hẹp đã học. Đây là một trong những nhược điểm mà nhà trường, các nhà giáo dục càn lưu ý để khắc phục và hướng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.

1.6.4. Đặc điểm của sinh viên ngoại trú

Ngoài những đặc điểm của sv nói chung, sv ngoại trú có những đặc điểm riêng sau:

+ Đặc điểm về điều kiện sống và hoạt động:

+ Sống và hoạt động tại các tổ dân phố, các khu dân cư, thực hiện các quy định của tổ dân phố và của địa phương nơi sv tạm trú học tập, do vậy sinh viên phải hòa mình vào cuộc sống, sinh hoạt tại các khu trọ trên các địa bàn dân cư.

s v ngoại trú được đội thanh niên tình nguyện tư vấn và đưa đến chỗ ừọ đã

được liên hệ trước. Trong mỗi phòng chung có thể là sv cùng lóp, cùng khóa,

cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa; Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành được đào tạo; cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phàn xuất thân, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là tạm trú để học tập, rèn luyện để trở thành những người có nghề nghiệp theo chuyên ngành được đào tạo.

Sinh viên ngoại trú sống và hoạt động trong môi trường bên ngoài, chịu sự kiểm soát địa phương, tổ dân phố và chủ phòng trọ nên các nhà trường Đại học, Cao đẳng cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý.

1.7. Sự khác biệt về quản lý sinh viên trong đào tạo theo niên chế và tín chỉ

ở Trường Đai hoc Điên lưco • • I •

Khi chuyển đổi sang đào tạo theo học chế TC, về cơ bản những nội dung, nhiệm vụ của hoạt động CTSV trước đây vẫn được duy ừì và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ s v sẽ càn phải tăng cường thêm. Song hoạt động quản lý CTSV sẽ có một số khác biệt về mặt tổ chức, phương thức thực hiện do sự mất đi vai trò

Một phần của tài liệu Quản lý công tác sinh viên ở trường đại học điện lực trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)