I. Tỷ suất lợi nhuận
2 0 Biểu đồ 2.10 Biểu đồ sức sản xuất của vốn lưu động tạ
Trung tâm qua các năm 2011-2015
Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Mỗi đồng vốn lưu động năm sau tạo nhiều doanh thu hơn năm trước, mỗi đồng vốn lưu động năm sau có thể mua sắm nhiều nguyên vật liệu hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ nhiều hơn.
Năm 2012, sức sản xuất của vốn lưu động tăng lên 0,69% so với năm 2011, tăng từ 6,34% năm 2011 lên 7,03% năm 2012.
Năm 2013, sức sản xuất của vốn lưu động tăng 0,57% so với năm 2012 và năm 2013 sức sản xuất của vốn lưu động tăng 0,52% so với năm 2012.
- Trung tâm đã kiểm soát được chặt chẽ quy trình sản xuất và quy trình quản lý chất lượng, giúp vốn lưu động chu chuyển nhanh, hiệu quả.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng máy móc thiết bị, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên trong trung tâm không ngừng được nâng cao trong những năm gần đây.
Tuy nhiên đến năm 2015 thì tỷ lệ này lại giảm nhưng mức độ không nhiều chỉ giảm xuống 0,01% so với năm 2014 nhưng trung tâm vẫn cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đẩy tỷ lệ VLĐ tăng lên vào các năm tới.
Biểu đồ 2.11. Biểu đồ sức sinh lời của vốn lưu động tại Trung tâm qua các năm 2011-2015
Qua biểu đồ 2.11 ta thấy, sức sinh lợi của vốn lưu động dao động qua các năm. Năm 2011, sức sinh lợi của vốn lưu động là 0,82% tức là cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra 0,82 đồng lợi nhuận.
Năm 2012, sức sinh lợi của vốn lưu động cuả trung tâm tăng lên là 0,91%. Đến năm 2013 chỉ tiêu này đã được cải thiện hơn khi sức sinh lợi của
vốn lưu động tiếp tục tăng lên 0,98% nâng số đồng lợi nhuận mà một đồng vốn lưu động tạo ra lên 0,07.
Tiếp đến, năm 2014 chỉ tiêu này có chiều hướng giảm xuống 0,01% so với năm 2013 từ 0,98% xuống còn 0,97%. Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động phản ánh số đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn lưu động. Do đó, chỉ tiêu này càng đạt giá trị cao thì chứng tỏ trung tâm kinh doanh càng hiệu quả. Trong 3 năm 2011-2013 chỉ tiêu này của trung tâm tăng lên và tốc độ tăng năm sau nhiều hơn năm trước. Nhưng từ năm 2014-2015 chỉ tiêu này lại giảm xuống năm 2015 giảm còn 0,94% chứng tỏ sau năm 2013 làm ăn kém hiệu quả hơn.
Biểu đồ 2.12. Biểu đồ Số vòng quay của vốn lưu động tại Trung tâm qua các năm 2011-2015
Qua biểu đồ 2.12 ta thấy số vòng quay của vốn lưu động tăng đều năm sau nhanh hơn năm trước chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Năm 2011 số vòng quay của vốn lưu động là 6,29 đến năm 2012 đã tăng lên 7,00 tương ứng tăng 0,71 so với năm 2011. Năm 2013 và 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 7,4 ở năm 2013 và đến năm 2014 đạt mức 8,02. Nhưng đến năm 2015 lại có chiều hướng giảm nhẹ xuống 8,01.
Tuy nhiên một năm quay được từ 6 ÷ 8 vòng đối với trung tâm là quá dài, chính vì vậy vốn lưu động của trung tâm luôn thiếu để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 2.13. Biểu đồ Số ngày luân chuyển của 1 vòng quay VLĐ tại Trung tâmqua các năm 2011-2015
Qua biểu đồ 2.13 biểu thị số ngày luân chuyển của 1 vòng quay VLĐ tại trung tâm trong một số năm gần đây. Như vậy, cần 167 ngày để VLĐ quay được một vòng (2011), cần 155 ngày để VLĐ quay được một vòng (2012), cần 149 ngày để VLĐ quay được một vòng (2013), cần 146 ngày để VLĐ quay được một vòng (2014) và cần 142 ngày để VLĐ quay được một vòng (2015). Có thể thấy rõ số ngày trong một kỳ luân chuyển giảm dần, điều
này phản ánh vốn luân chuyển nhanh, hiệu suất sử dụng vốn của trung tâm ngày càng cao.
Qua biểu đồ 2.14 ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu thì cần phải chi 15,77 đồng vốn năm 2011, 84,75 đồng vốn năm 2012 giảm 1,55 so với năm 2011 xuống còn 14,22. Năm 2013 có mức đảm nhiệm VLĐ tiếp tục giảm xuống 13,15 tương ứng giảm 1,07 so với năm 2012. Đến năm 2014 chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 12,32 và giữ nguyên ở năm 2015. Như vậy mức đảm nhiệm VLĐ giảm dần theo các năm gần đây, chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao.
Biểu đồ 2.14. Biểu đồ mức đảm nhiệm VLĐ tại Trung tâm qua các năm 2011-2015
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động. a. Năng suất lao động:
Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Doanh thu Tr.đ 26.947 28.721 31.058 33.803 35.462
2 Lợi nhuận Tr.đ 3.487 3.716 4.029 4.064 4.0973 Chi phí nhân công Tr.đ 4.054 4.228 4.528 4.828 5.028 3 Chi phí nhân công Tr.đ 4.054 4.228 4.528 4.828 5.028 4 Số lao động bình quân Người 190 192 200 229 229 5 Năng suất lao động/năm Tr/ng 142 150 155 148 155 6 Thu nhập bình quân Tr/ng 21,34 22,02 22,64 21,08 21,96 Qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động ta thấy tổng số lao động hàng năm của trung tâm tăng chậm hơn so với doanh thu, do vậy thu nhập của CBCNV được đảm bảo từ năm 2011 - 2014, tuy nhiên từ năm 2014-2015 năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân tăng không nhiều trong khi đó tổng số lao động lại tăng nhiều điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động chưa cao.
Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.15 cho thấy, năng suất lao động năm 2011 ở mức 142 trđ/người do doanh thu thực hiện trong kì của năm này thấp hơn các năm sau. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi năng suất lao động đã dần dần được cải thiện. Năm 2012 năng suất lao động tăng lên 150 trđ/người tức là tăng 8 trđ/người so với năm 2011.
Năm 2013 tiếp tục tăng đạt được 155 trđ/người tăng 5 trđ/người nhưng sang năm 2014 năng suất lao động có xu hướng giảm xuống còn 148 trđ/người giảm 7 trđ/người. Đến năm 2015 năng suất lao động tăng một cách đáng kể quay trở lại mốc 155 trđ/người như năm 2013.
Có thể thấy 5 năm qua đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên bán hàng của trung tâm đều đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm.
Biểu đồ 2.15. Biểu đồ năng suất lao động tại Trung tâm trong năm 2011-2015
b. Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động.
Từ kết quả ở bảng 2.8 và biểu đồ 2.16 cho thấy lợi nhuận bình quân cho 1 lao động dao động qua các thời kỳ:
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động năm 2011 ở mức 21,34 Trđ/người. Năm 2012, lợi nhuận bình quân cho 1 lao động tăng 0,68 trđ/người so với năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng cho thấy trung tâm đã sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Lợi nhuận bình quân cho 1 lao động tăng lên 22,64 trđ/người tương ứng tăng 0,62 trđ/người so với 2012 nhưng đến năm 2014 có chiều hướng giảm xuống chỉ còn ở mức 21,08 trđ/người.
Tuy nhiên năm 2015 chỉ tiêu này đã tăng trở lại tăng 0,88 trđ/người ở mức 21,96 trđ/người so với sự sụt giảm ở năm 2014.
Biểu đồ 2.16. Biểu đồ LNBQ tính cho một lao động tại Trung tâm trong năm 2011-2015
Nguyên nhân của sự chuyển hướng này là do:
- Cán bộ công nhân viên trong trung tâm đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, với bộ máy tinh giảm, tập thể cán bộ công nhân viên đã phát huy được tính sáng tạo, khai thác thị trường, nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương thức làm việc khoa học để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong trung tâm không ngừng được nâng cao, luôn chủ động tích cực và sáng tạo trong công tác.
- Ngoài ra, các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể luôn được kiện toàn, có nền nếp là cơ sở vững chắc để trung tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.