Chiến lược giá cả hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao hải phòng (Trang 89 - 93)

I. Tỷ suất lợi nhuận

3.2.3. Chiến lược giá cả hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, có sự cạnh tranh can thiệp của các doanh nghiệp nước ngoài, thì vấn đề về giá cả luôn được các đơn vị quan tâm chú trọng. TT kinh doanh mặt hàng là rau an toàn đạt chứng nhận VIETGAP, sản phẩm luôn có mức cầu và cung rất là lớn. Các đơn vị cạnh tranh luôn tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy TT luôn đề cao chất lượng và giá cả lên hàng đầu. TT tiến hành xác định giá cả thông qua chi phí sản xuất và giá bán trên thị trường.

Trong sản xuất kinh doanh của TT giá cả là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến lượng sản phẩm bán ra, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TT. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý là vấn đề quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh trên thị trường. Tuy nhiên, giá cả chịu tác động của rất nhiều nhân tố, sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc xác lập một chính sách giá đòi hỏi phải xem xét giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề.

Câu hỏi đặt ra là làm sao đẩy lượng bán gia tăng mà giá cả thay đổi không đáng kể để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tăng. Xác định mục tiêu của chính sách giá là phải xuất phát từ mục tiêu của TT, phải thống nhất, hợp lý trong các chiến lược Marketing hỗn hợp và thị trường.

Các phương án giá của TT đều nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho TT. Tuy nhiên trong các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm có thể tăng hoặc giảm giá bán song phải đảm bảo lợi nhuận tối đa cho toàn bộ chu kỳ kinh doanh của TT.

Các sản phẩm của Trung tâm được sản xuất theo quy trình VietGAP có kiểm soát chặt chẽ giá thành của sản phẩm thường cao hơn mặt bằng ngoài thị

trường. Các siêu thị bán lẻ BigC, Metro…cũng từ chối nhập sản phẩm của Trung tâm cũng với nguyên nhân giá bán cao không phù hợp với đối tượng khách hàng của họ là những người có mức thu nhập trung bình vì vậy trong năm tới trung tâm trung tâm cần quan tâm đến chiết khấu bán hàng linh hoạt nhằm tạo được sự hấp dẫn cũng như cạnh tranh giữa các trung gian phân phối sản phẩm: tăng tỷ lệ chiết khấu trên doanh thu bán hàng hay tăng tỷ lệ chiết khấu tại các thị trường mới.

Bảng 3.1. Bảng dự kiến giá một số loại rau, củ, quả của trung tâm trong năm tới

ĐVT: đồng Các loại rau, củ, quả Đơn vị tính Giá Các loại rau, củ, quả Đơn vị tính Giá Rau rền túi 12.000 Su su kg 22.000

Bí xanh kg 18.000 Su su bao tử khay 25.000

Cải xoong túi 12.000 Ngọn su su túi 12.000

Rau mùi túi 12.000 Hành tây kg 30.000

Cải chíp túi 12.000 Hành lá bó 3.000

Rau ngót túi 12.000 Măng tây xanh kg 150.000

Ngải cứu túi 12.000 Cải bó xôi kg 37.000

Bắp cải trắng kg 30.000 Cà rốt to kg 22.000

Bắp cải tím kg 50.000 Cà rốt bi hộp 80.000

Cải thảo kg 35.000 Khoai tây ta kg 35.000

Cải ngọt túi 10.000 Khoai tây bi kg 30.000

Cải xanh túi 10.000 Dưa chuột kg 30.000

Cải cúc túi 12.000 Dưa chuột bao tử hộp 50.000

Mùng tơi túi 12.000 Mướp đắng kg 25.000

Củ cải trắng kg 30.000 Bí đỏ kg 30.000 Rau chùm ngây túi 15.000 Dưa kim cô nương kg 30.000

Cần tây kg 66.000 Đậu cove kg 32.000

Tỏi tây kg 66.000 Đậu bắp kg 60.000

Xà lách xoăn kg 40.000 Su hào củ 7.000

Xà lách cuộn kg 30.000 Súp lơ kg 18.000

Cà tím kg 30.000 Ớt chuông đỏ kg 46.000

Cà chua kg 30.000 Ớt chuông xanh kg 35.000

Lợi nhuận của TT thu được do nhiều yếu tố song quyết định đó là giá cả và khối lượng sản phẩm bán. Đảm bảo đến năm 2016-2020 lợi nhuận bình quân/người /năm tăng bình quân đạt tăng.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm mà TT có những mục tiêu định giá khác nhau:

- Giành được nhiều thị phần, nhiều khách hàng - Giành được lợi thế cạnh tranh

- Thâm nhập thị trường mới

3.2.4. Lựa chọn kênh phân phối và các trung gian phân phối hợp lý, hiệu quả

Ngành sản xuất NN đang ngày càng phát triển. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp CNC phục vụ sản xuất cũng ngày càng tăng lên. Thực tế trong những năm qua lượng sản phẩm nông nghiệp CNC mà TT cung ứng vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, trong những năm tới TT cần có kế hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

a. Các loại kênh.

Kênh bán lẻ

Đây là kênh ngắn nhất trong hệ thống kênh phân phối.Vai trò của kênh này là tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ Trung tâm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Ngoài ra, kênh này còn có vai trò tích cực và rất quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng để kịp thời phục vụ cho chính sách sản phẩm của Trung tâm.

Kênh bán qua chuỗi các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm

Đây là một kênh quan trọng trong chiến lược phân phối sản phẩm tới đông đảo nhân dân của Trung tâm. Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ngoài mục đích bán hàng cho người dân còn để quảng bá hình ảnh của Trung tâm cũng như giới thiệu các mặt hàng rau quả sạch của Trung tâm đến với người tiêu dùng.

Xuất khẩu

Kênh xuất khẩu được xem là một trong những kênh chiến lược quan trọng của Trung tâm trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tham gia vào thị trường quốc tế. Mặc dù đã có công tác chuẩn bị từ lâu, nhưng chỉ tới năm 2013, Trung tâm đã có những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên đi Hàn Quốc và Trung Quốc, đem lại sự đột biến về doanh thu cả năm cho Trung tâm. Sự tăng trưởng rất tốt của kênh xuất khẩu so với các kênh khác. Điều này phản ánh đúng tiềm năng của Trung tâm nói riêng và ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung. Mặt khác, ta cũng thấy rõ ràng rằng tỷ trọng của kênh xuất khẩu là rất cao so với tổng các kênh khác mặc dù đây mới chỉ là hai năm đầu tiên Trung tâm tham gia vào lĩnh vực này.

b.Lựa chọn kênh Trung tâm Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm Người tiêu dùng cuối cùng Nông dân

Trung tâm (thu mua, sơ chế, bảo quản

Xuất khẩu

Việc lựa chọn loại hình kênh phân phối là rất quan trọng, quyết định sự thành công của hệ thống phân phối sản phẩm.Các kênh phân phối được lựa chọn cần phù hợp với các đặc điểm của sản phẩm, phù hợp với thị trường mục tiêu cũng như các đặc điểm của người tiêu dùng cuối cùng.

Trong trường hợp ở đây, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng có đặc điểm chung là dễ hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn nên các kênh phân phối ngắn và trực tiếp cần được chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, đặc điểm của khách hàng là ở phân tán về địa lý, thường xuyên mua với lượng nhỏ (các khách hàng địa phương) nên đòi hỏi phải có nhiều cơ sở bán lẻ, bán và giới thiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao hải phòng (Trang 89 - 93)