Biện pháp phát triển và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp CNC của TT.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao hải phòng (Trang 83 - 87)

I. Tỷ suất lợi nhuận

3.2.1. Biện pháp phát triển và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp CNC của TT.

nghiệp CNC của TT.

Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Điều kiện hội nhập của Việt Nam đa dạng hơn, sâu hơn. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và làm tốt những phương hướng mà luận văn đưa ra những Biện pháp sau:

Biện pháp phát triển và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của trung tâm. Thị trường và nhu cầu thị trường là yếu tố tác động mạnh đến nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm nông nghiệp CNC của trung tâm. Việc kinh doanh sản phẩm nông nghiệp CNC của trung tâm cần phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm nông nghiệp CNC, chất lượng, giá cả… Giải quyết những vấn đề liên quan đến thị trường được coi là những Biện pháp cơ bản và cấp bách thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm.

Trung bình mỗi ngày, thị trường thành phố tiêu thụ khoảng từ 600 tấn rau, quả các loại, nhất là vào những tháng mùa hè, sức tiêu thụ của loại hàng hoá này càng mạnh, có ngày lên đến 700 tấn. TT đang phát triển thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình tới các huyện ngoại thành, như An Dương, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và một số tỉnh lận cận là Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh...

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hải Phòng, đến nay diện tích trồng rau màu của thành phố đạt khoảng hơn 20 nghìn ha, sản lượng mỗi năm khoảng 260 nghìn tấn. Trong đó có khoảng 600 ha là vùng sản xuất chuyên canh tập trung ở các xã: Hồng Phong, An Hòa, huyện An Dương; xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy; An Thái, An Thọ, huyện An Lão; Thủy Đường, Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên; thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng và Tam Đa, Dũng Tiến, An Hòa, Vĩnh Long,

Vĩnh Phong, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo...mỗi năm đạt sản lượng khoảng 24 nghìn tấn.

Thực tế so với nhu cầu tiêu thụ của người dân thì sản lượng rau của thành phố mỗi năm đều đáp ứng tương đối đủ. Thậm chí vào thời điểm chính vụ thì rau quả của các vùng chuyên canh Hải Phòng còn phải xuất sang tỉnh bạn, nhưng ngược lại vào thời điểm trái vụ thì lại nhập về...

Điều đáng nói ở đây là lượng rau an toàn được sản xuất ra quá ít so với nhu cầu thực tế của người dân thành phố. Bên cạnh đó, căn cứ vào chương trình rau an toàn của thành phố và kế hoạch thực hiện dự án "xây dựng mô hình vùng rau an toàn vệ sinh thực phẩm", năm 2008 đã đầu tư 1 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn tại xã An Thọ, huyện An Lão trên diện tích 10 ha với hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới, bể nước.

Tại Trung tâm đã có 2ha sản xuất rau an toàn đồng thời ký hợp đồng sản xuất rau an toàn với các HTX nông nghiệp trên diện tích khoảng 50 ha được Sở NN&PTNT cấp chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn trên diện tích 30ha tại xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo..."Với diện tích và sản lượng rau an toàn như trên thì cũng chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng của thành phố". Tuy nhiên hiện nay phần lớn sản phẩm rau an toàn đến nay được sản xuất trung tâm đều được ký hợp đồng tiêu thụ cho siêu thị, nhà hàng, trường học và một số bếp ăn tập thể mà rất ít được đưa ra thị trường bán lẻ.

Hơn nữa với chi phí đầu tư cho việc sản xuất rau an toàn hiện nay rất cao nên kéo theo giá thành cũng rất cao, thường là gấp rưỡi đến gấp đôi sản phẩm bình thường nên chưa thực sự "hấp dẫn" người tiêu dùng.

Trong năm tới, thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT Hải Phòng và trung tâm phấn đấu diện tích rau màu đạt khoảng 22.425ha với diện tích vùng rau chuyên canh khoảng 750ha, trong đó 300ha được thực hiện đồng bộ quy trình sản xuất rau an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của người dân.

Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá chất lượng các loại sản phẩm nông nghiệp CNC tại TT những loại sản phẩm mất chất lượng, cần phải huỷ bỏ không nên bán cho người tiêu dùng.

Địa điểm bán hàng là một trong những yếu tố quyết định đến doanh số bán ra, địa điểm bán hàng phải đặt ở những nơi gần đường giao thông, khu đông dân sản xuất nông nghiệp thuận tiện cho việc mua bán của người tiêu dùng.

Thời gian bán hàng cần phải đáp ứng được yêu cầu của sản xuất mùa vụ không nhất thiết bán hàng theo giờ hành chính, mà cần phải thực hiện việc bán hàng theo nhu cầu của người sản xuất. Ngoài ra, nhân viên bán hàng cần có nghệ thuật bán hàng, có cách cư xử với khách hàng đúng mức, linh hoạt trong khi bán hàng, hiểu biết và có trình độ chuyên môn để hướng dẫn tới người tiêu dùng.

Cần phải tổ chức các cửa hàng, quầy hàng và đại lý để thu nhập thông tin và trao đổi thông tin qua lại giữa TT và người tiêu dùng, biết lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng. Vì ở các điểm bán hàng mới thực sự tiếp xúc với người tiêu dùng. Trên cơ sở đó để TT có các biện pháp thay đổi phù hợp nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu thị trường tiêu thụ của người sản xuất nông nghiệp.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp CNC, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trong địa bàn thành phố HP. Tạo ra yêu cầu đa dạng, phong phú về sản phẩm nông nghiệp CNC của người dân, khuyến khích lưu thông hàng hoá và dịch vụ nhất là vùng sâu, vùng xa trong cả nước.

Thị trường mục tiêu của TT là nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp CNC của thành phố HP. Vì vậy TT đã dự báo tình hình sử đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố HP đến năm 2020 so với thời điểm hiên tại không có sự biến động lớn, diện tích sử dụng sản xuất nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Căn cứ vào đó TT cần phải đưa ra chiến lược cung cấp sản phẩm nông nghiệp CNC đáp ứng nhu cầu của thị trường vật tư nông nghiệp, mà thị trường mục tiêu của TT là sử dụng sản phẩm nông nghiệp CNC của thành phố HP. Tránh tình trạng cạnh tranh trên chính thị trường của mình. Nông nghiệp của thành phố HP thực chất vẫn chưa được đầu tư thích đáng, người nông

dân vẫn hoạt động sản xuất theo kinh nghiệm người đi trước để lại. TT muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao phải tiếp cận được người tiêu dùng, tuyên truyền hỗ trợ để người tiêu dùng hiểu tầm quan trọng của sản phẩm nông nghiệp CNC trong việc mang đến hiệu quả sản xuất cao cho người nông dân, từ đó họ sẽ hiểu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp CNC của TT nhiều hơn.

Thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện. Do đó nhu cầu tiêu thụ trong nước các sản phẩm nông nghiệp CNC cũng tăng mạnh. Do đó TT cần nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh sản xuất, tăng số lượng, chú ý đến chất lượng nhằm đáp ứng và chiếm thị phần tiêu thụ lớn các sản phẩm này trong tỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt công tác này, TT cần phải đầu tư hơn nữa vào việc nắm bắt thông tin thị trường thế giới. TT cần thành lập một bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu, thu nhập và xử lý thông tin về thị trường. Bên cạnh đó TT cần tiến hành mở những lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho nhân viên được tiếp xúc thực tế với môi trường bên ngoài nhằm nâng cao khả năng tư duy lẫn kinh nghiệm chuyên môn về thị trường.

Kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm. TT cần có chiến lược về đa dạng chủng loại sản phẩm. TT thực hiện việc chiếm lĩnh thị trường bằng chính các sản phẩm đã có của TT cùng với việc mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm. Do TT ngoài việc chú trọng vào chất lượng cao đã có uy tín trên thị trường như các sản phẩm nông nghiệp CNC. Các hàng hoá này đã có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Kết hợp với chiến lược ổn định sản phẩm là chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. TT cần đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, việc mở rộng thị trường, khai thác thị trường tiềm năng. Với các sản phẩm giống cây trồng bổ sung thêm nhiều loại khác để tăng thêm khả năng canh tranh về giá.

TT đã thử nghiệm tung ra thị trường những hàng hoá như: thóc giống, giống cây trồng CNC… cũng phần nào thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo sẽ cần mở rộng hơn nữa cung ứng một cách tổng thể và trọn gói cho hoạt động nông nghiệp. Điều này sẽ tạo ra được tiện ích cho khách hàng, khiến uy tín và doanh thu của TT ngày càng cao. Tuy nhiên TT cũng cần phải có chính sách thu hẹp chủng loại sản phẩm trên cơ sở phân tích tình hình thị trường và sự chấp nhận mua của khách hàng. Với bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường cũng đều tuân theo quy luật khách quan là có chu kỳ sống của sản phẩm chỉ khác là với mỗi sản phẩm chu kỳ sống khác nhau. Việc loại bỏ một số sản phẩm có hiệu quả thấp, lạc hậu so với nhu cầu, tập trung vào kinh doanh loại sản phẩm có hiệu quả cao nhằm chiếm giữ thị trường tránh rủi ro trong kinh doanh. Các sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm nếu không có bao bì sẽ rất khó phân biệt với các sản phẩm được trồng tự phát bởi người nông dân. Do vậy cần xây dựng hệ thống bao bì trên đó có thể hiện các thông tin về sản phẩm như quy trình sản xuất được áp dụng (VietGAP, GlobalGAP, thủy canh …) cùng với các thành phần dư lượng hóa chất BVTV. Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm của Nescafe đều ghi rõ thành phần và khuyến cáo công dụng trên bao bì. Đây là sự bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất.Đồng thời, đó cũng là cơ sở tạo nên giá trị lý tính cho sản phẩm.

Ngoài ra, sản phẩm cần chú trọng khai thác yếu tố tự nhiên như: điều kiện, khí hậu, nước…Hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của các yếu tố hóa học không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.Những nông sản mang đậm tính địa phương cần chứng minh rõ nguồn gốc và lợi thế.Nếu làm được điều này, tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam sẽ ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao hải phòng (Trang 83 - 87)