N VLĐ = (1.15) V VLĐ
2.2.1. Đặc điểm nhu cầu thị trường Hải Phòng về sản phẩm nông nghiệp nói chung và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Hải Phòng
nói chung và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Hải Phòng
2.2.1.1. Cung và cầu sản lượng của thị trường Hải Phòng
Là một trong những thành phố lớn, nhu cầu tiêu dùng rau quả của Hải Phòng là rất lớn và đa dạng, sản xuất rau ở Hải Phòng có một số đặc điểm chính sau đây:
Bắt đầu chuyển hướng sang trồng rau an toàn, rau sạch sau khi đã thực hiện thí điểm tại Trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp CNC Hải Phòng. Bên cạnh đó, UBND thành phố năm 2012 đã ban hành Quyết định 2070/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từng bước xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của thành phố và hướng tới xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Năm 2015, thành phố quy hoạch 30 vùng sản xuất rau an toàn với quy mô đạt 1180 ha. Đến năm 2020, nâng tổng số vùng quy hoạch rau an toàn lên 78 vùng, đạt 3610 ha, có 100% cơ sở chế biến bảo quản rau, áp dụng quản lý chất lượng (HACCP, ISO) và 100% diện tích rau tại các vùng sản xuất rau tập trung áp dụng quy trình VietGAP. [19]
Tập trung nhiều vào sản xuất các loại rau xuất khẩu tại một số huyện ngoại thành như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, An Lão với tổng diện tích 10.000 ha. Các loại rau phục vụ cho mục đích xuất khẩu như dưa chuột, dưa gang, bí mini, cà chua, hành tỏi, ớt, khoai tây … được chế biến, sơ chế tại các nhà máy nằm trên địa bàn thành phố, sau đó được xuất khẩu, chủ yếu là
sang Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tại những nơi có thế mạnh sản xuất rau xuất khẩu thì các loại rau thường không được chú trọng phát triển, nếu sản xuất cũng chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của địa phương.
Các loại rau đặc sản như xà lách xoăn, cải bắp tím, cà chua phục vụ xuất khẩu … cũng được đưa vào sản xuất trên diện rộng tại một số huyện như Kiến Thụy, An Lão, Thủy Nguyên … Theo số liệu Niên giám thống kê Hải Phòng các năm 2011, 2012, 2013,2014 và 2015 ta có bảng diện tích và sản lượng rau của Hải Phòng phân theo quận, huyện và lập được biểu đồ sản lượng rau cả năm của Hải Phòng như ở dưới đây. [13], [14], [15], [16], [17]
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng rau Hải Phòng
STT Quận, huyện Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT (ha) (ha) SL (t/ha) DT (ha) SL (t/ha) DT (ha) SL (t/ha) DT (ha) SL (t/ha) DT (ha) SL (t/ha) 1 Vĩnh Bảo 1.556 16,2 1.914 18,1 2.512 18,59 2.218 18,89 2.876 19,56 2 Tiên Lãng 1.345 16,34 1.684 17,38 1.752 17,79 1.999 18,82 2.094 19,02 3 An Lão 324 16,45 566 17,85 438 19,5 593 19,15 623 20,17 4 Kiến Thụy 1.674 20,12 1.729 21,14 1.638 20,81 1.583 21,3 1.621 23,6 5 An Dương 2.567 21,09 2.982 23,17 2.694 23,8 2.639 24,58 2.975 25,87 6 Thủy Nguyên 1.278 11,7 1.397 14,8 1.459 14,27 1.470 17,3 1.649 18,32 7 Kiến An 65 15,89 88 17,32 111 15,86 81 16,02 94 17,15 8 Các nơi khác 146 18,31 159 19,43 503 19,69 449 20,01 634 22,13
Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn đóng vai trò chính khi chiếm tới 50,2% tổng sản xuất của ngành (năm 2015), trong đó cây lượng thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn (gần 60%) cây thực phẩm (trong đó có rau) có xu hướng tăng lên chiếm gần 20% giá trị của ngành trồng trọt.
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp [16], [17]
STT Ngành Năm 2014 Năm 2015 Giá trị (tỷ đ) (%) Giá trị (tỷ đ) (%) 1 Trồng trọt 4.998,5 49,6 4.995,6 50,2 2 Chăn nuôi 4.777,3 47,4 4.611,3 46,4 3 Dịch vụ 296,2 2,9 336,8 3,4 Tổng 10.072,0 100 9.943,7 100
(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng) 2.2.1.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ rau thành phố Hải Phòng
Thị trường tự do: Hiện nay, các nguồn rau về Hải Phòng tập trung chủ yếu tại chợ Đổ nằm trên địa phận quận Lê Chân, trung tâm thành phố. Chợ hoạt động như một chợ đầu mối về các loại rau và quả.Nguồn hàng từ các tỉnh tập trung về đây sau đó chuyển đi các quận trong thành phố và các huyện.Chợ cũng đóng vai trò là đầu mối hàng để đưa đi các tỉnh khác.
Các nguồn rau về Hải Phòng chủ yếu là từ Hải Dương và Thái Bình với một số loại rau chủ yếu là su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, hành tỏi, rau gia vị và được thể hiện qua hình 2.2 sơ đồ nguồn cung ứng dưới đây.[6], [7]
Thị trường rau đầu vào cho nhà máy sơ chế, chế biến để xuất khẩu: Thị trường được hình thành và điều phối chủ yếu bởi tác nhân là nhà máy sơ chế, chế biến rau xuất khẩu của Nhà nước và tư nhân (trong và ngoài tỉnh). Các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào tại các huyện, tự tổ chức hệ thống thu mua (lập ra các trạm sơ chế đặt tại các địa phương đó hoặc vận chuyển trực tiếp về nhà máy), sau đó tiến hành sơ chế hoặc chế biến. Tổ chức sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu thông qua HTX nông nghiệp dưới hình thức ký kết hợp đồng với nông dân.Trước đây, vùng nguyên liệu
của các nhà máy thường nằm ở các huyện gần thành phố (An Dương, Thủy Nguyên). Tuy nhiên, do khả năng thu hồi sản phẩm đã ký kết với người nông dân thấp do sản phẩm thường xuyên bị bán ra thị trường thành phố với mức giá cao hơn mức ký kết, vùng nguyên liệu dần được chuyển ra các huyện xa thành phố hơn (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo)
Hình 2.2: Sơ đồ nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ rau TP Hải Phòng
(Nguồn: Báo cáo khảo sát của Phòng Kế hoạch thị trường)