Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao hải phòng (Trang 29 - 33)

N VLĐ = (1.15) V VLĐ

1.4.1. Các nhân tố bên ngoà

1.4.1.1 Môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và thành công của đơn vị. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh. Thông thường khi nền kinh tế sa sút thì cầu về tất cả các hàng hoá đều giảm và do đó ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra và do đó gây ảnh hưởng đến doanh thu. Doanh thu giảm trong điều kiện chi phí tăng hay không đổi cũng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Thực vậy, khi lãi suất trên thị trường tài chính có xu hướng tăng lên sẽ làm cho việc vay vốn khó khăn và chính việc tăng lãi suất là một yếu tố làm tăng chi phí của đơn vị do chi phí trả lãi tăng.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng.

1.4.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp

Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến đơn vị theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro cho đơn vị. Chúng thường bao gồm:

Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định.

Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất.

Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt,chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà đơn vị cần phải tính đến.

1.4.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội

Lối sống của cộng đồng dân cư có thể tự thay đổi theo xu hướng du nhập, và lối sống mới xuất hiện luôn đem lại những cơ hội mới cho nhiều nhà sản xuất. Ngoài ra cũng phải tính đến thái độ tiêu dung, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình. Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi cần phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo vì lợi ích của người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho đơn vị về một đội ngũ lao động tri thức, đồng thời cũng là một thách thức đối trong vấn đề chất lượng sản phẩm.

1.4.1.4. Nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… Ở trong nước cũng như ở từng khu vực.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, cường độ khác nhau ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng: tích cực và tiêu cực.

Đối với ngành nông nghiệp thì tác động quan trọng nhất của điều kiện tự nhiên chính là tác động của khí hậu và thời tiết. Là một ngành phụ thuộc vào thời tiết và do đó khi thời tiết không thuận lợi chẳng hạn như mưa, bão… cũng sẽ làm cho cầu về sản phẩm nông nghiệp thay đổi. Do đó, ảnh hưởng đến doanh thu. Trong điều kiện chi phí không đổi thì việc giảm doanh thu là một nhân tố làm cho hiệu quả kinh doanh giảm xuống.

1.4.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Một đơn vị hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì luôn luôn có đối thủ cạnh tranh. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu thì đơn vị có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc

sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá cả thì đều dẫn đến sự tổn thương.

1.4.1.6. Nhà cung cấp

Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận. Trên một phương diện nào đó, sự đe doạ đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều đối với các đơn vị. Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường được thể hiện trong các tình huống như :

Ngành cung ứng mà đơn vị cần chỉ có một số thậm chí chỉ một đơn vị độc quyền cung ứng.

Sản phẩm của nhà cung ứng không có sản phẩm thay thế hay không có người cung ứng nào khác.

Đơn vị mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung ứng.

Loại đầu vào, chẳng hạn vật tư của nhà cung ứng là quan trọng nhiều đối với đơn vị.

Nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn nhất đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong ngành nông nghiệp là nhà cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy gieo hạt, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống khí canh,... là nguyên liệu quan trọng nhất để có thể duy trì sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

1.4.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường

Khách hàng là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Nếu như áp lực của khách hàng lớn sẽ làm cho đơn vị phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của mình về giá bán cũng như tăng chất lượng sản phẩm.

Tăng chất lượng sản phẩm trong điều kiện giá bán phải hạ thấp là nguyên nhân vừa làm cho chi phí sản xuất tăng lên đồng thời doanh thu cũng phải chịu áp lực lớn. Và do đó dễ dẫn đến nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh

của đơn vị. Ngược lại, khi áp lực của khách hàng kém thì đơn vị cũng có cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Áp lực của khách hàng thường được thể hiện trong các trường hợp sau:

Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua lại là số ít và có quy mô lớn. Hoàn cảnh này cho phép người mua chi phối các đơn vị cung cấp.

Khách hàng mua một khối lượng lớn. Trong hoàn cảnh này người mua có thể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý.

Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng số đơn đặt hàng.

Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả…của các nhà cung cấp thì áp lực của họ càng lớn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao hải phòng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w