Thuận lợi và khó khăn củaNgân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 32)

3.4.1 Thuận lợi

Ngân hàng tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố, điều kiện giao thông thuận lợi, thông tin được cập nhật nhanh chóng, giao dịch với khách hàng thuận tiện.

Địa bàn rộng lớn, dân cư đông đúc với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng có nhiều điều kiện mở rộng hoạt động cho vay vốn.

Hội đồng quản trị và tổng giám đốc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất rất linh hoạt và thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi giúp Chi nhánh nâng cao

22

khả năng cạnh tranh, tiếp cận và lựa chọn những khách hàng tốt để tăng doanh số cho vay.

Ngân hàng tạo được uy tín với khách hàng sau nhiều năm hoạt động. Ngân hàng được sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc cho vay vốn, thu hồi nợ xấu

Người dân có nhận thức tương đối tốt trong việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Mạng lưới bên trong được nối liền tạo điều kiện thu thập và xử lý thông tin kịp thời.

Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đỡ nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh hiệu quả cao, Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

Các chế độ qui định của ngành đều thực hiện tốt.

Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.

3.4.2 Khó khăn

Tuy có nhiều thuận lợi, song trong hoạt động không thể tránh khỏi những khó khăn xảy ra làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng và hiện đang là vấn đề mà lãnh đạo cần quan tâm đó là:

Sự cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các NHTM khác trên địa bàn, làm ảnh rất lớn đến thị phần và việc thực hiện các chương trình mục tiêu, kế hoạch của ngân hàng.

Ngoài ra còn có sự có mặt của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã gây khó khăn trong việc huy động vốn .

Việc xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra pháp luật đối với nợ xấu, nợ khó đòi hiện nay thủ tục hồ sơ pháp lý còn rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại chưa cao, đặc biệt việc xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, việc xử lý thế chấp đang gặp khó khăn do chưa có hội đồng bán đấu giá, việc người vay vốn tự phát cầm cố đất ruộng trái pháp luật xảy ra khá phổ biến, gây khó khăn cho việc phát mãi tài sản thế chấp. Việc xử phạt hành chính một số địa phương chấp hành chưa nghiêm.

23

Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa bàn hoạt động rộng lớn. Vì vậy việc quán xuyến món vay rất khó.

Những thuận lợi và khó khăn trên sẽ đối mặt trong thời gian tới. Do đó để có thể đứng vững trước những khó khăn này, ngân hàng cần phải phát huy những mặt thuận lợi, đề ra các phương hướng, kế hoạch khả thi để ngân hàng thẳng tiến.

3.5 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2015

Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương và tình hình thực tế cạnh tranh tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu, chi nhánh đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2015 như sau:

Đối với công tác huy động vốn, xác định đây là công tác trọng tâm trong năm 2015, trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện các giải pháp linh hoạt huy động vốn phù hợp với cung cầu theo hướng tích cực có lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều ngân hàng thương mại kinh doanh trên cùng một địa bàn, vì vậy việc cạnh tranh rất quyết liệt. Trước mắt, chi nhánh cần đạt mức tăng trưởng huy động vốn khoảng 5% -10%

Nâng cao chất lượng thẩm định và cho vay, tiếp tục mở rộng và cho vay đối với các thành phần kinh tế, giữ vững và phát triển thị phần cho vay đối với doanh nghiệp, các hộ cá thể đăng ký kinh doanh.

Tiếp tục phát triển các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ qua thẻ ATM, thẻ tín dụng và các dịch vụ tiện ích khác. Triển khai các dịch vụ thanh toán hàng hóa bằng thẻ ATM, phone banking, internet banking.

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ.

Thực hành tiết kiệm chi tiêu, tăng các nguồn thu, phấn đấu đạt chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2015.

24

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI

ĐOẠN 2011 – 6T2014

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011 – 6T/ 2014. ĐOẠN 2011 – 6T/ 2014.

4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ đóng vai trò quan trọng mà vốn còn được xem là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu đã thu hút ngày càng đông khách hàng đến quan hệ gửi tiền cũng như vay vốn. Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động. Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả việc đầu tiên là phải tạo ra được nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc đầu tư và mở rộng tín dụng nhằm đa phương hóa đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành.

Nguồn vốn của Saigonbank Bạc Liêu bao gồm hai bộ phận chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng không ổn định qua các năm. Cụ thể là, tổng nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2012 499.561 triệu đồng, tăng 3,22% so với 483.999 triệu đồng năm 2011. Sang năm 2013, tổng nguồn vốn giảm xuống đáng kể, giảm 35.538 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương đương 7,12% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 41,51% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân tổng nguồn vốn tăng là do vốn huy động tăng và vốn điều chuyển tăng.

Tình hình nguồn vốn tự huy động của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2012 có sự tăng trưởng khá cao từ 516.805 triệu đồng lên đến 696.715 triệu đồng năm 2012. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tự huy động luôn đạt ở mức cao và tăng qua các năm. Nguyên nhân làm gia tăng nguồn vốn này là do trong giai đoạn này ngân hàng đã thành lập các phòng giao dịch Phước Long, Hòa Bình, Đông Hải đã góp phần mở rộng địa bàn hoạt động cũng như thị phần huy động vốn cho ngân hàng, bằng cách cạnh tranh lãi suất, chất lượng phục vụ khách hàng cũng như là những biện pháp làm tăng lượng tiền huy động từ khu vực dân cư.

25 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2011 – 6T2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 6T2014 so 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 516.805 696.715 372.106 294.412 442.099 179.910 34,81 -324.609 -46,59 147.687 50,16 Vốn điều chuyển -32.806 -197.154 91.872 64.456 65.734 -164.348 500,97 289.026 -146,60 1.278 1,98 Tổng nguồn vốn 483.999 499.561 463.978 358.868 507.833 15.562 3,22 -35.583 -7,12 148.965 41,51

26

Bên cạnh đó thì ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý và tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thồng như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khai thác khách hàng tiềm năng trên địa bàn đến gửi tiền. Với chính sách huy động vốn đa dạng và năng động như vậy nên vốn huy động trong tổng nguồn vốn cũng tăng. Tuy nhiên, do điều kiên cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn như hiện nay đã làm cho việc huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp ít nhiều khó khăn.

Bước sang năm 2013 tình hình huy động vốn của ngân hàng giảm 324.609 triệu đồng, giảm 46,59% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm mạnh vào năm này làm người dân không muốn đi gửi tiền. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 147.687 triệu đồng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Do ngân hàng tích cực huy động vốn để cho vay vốn vào dịp cuối năm và đầu năm rất lớn. Hiện tại, để tập trung cho huy động vốn vào thời điểm cuối năm, tích lũy vốn cho thanh khoản, phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán và thực hiện tăng trưởng dư nợ năm 2015, ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp. Cụ thể, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động tai các vùng nông thôn, đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung huy động vốn trung và dài hạn để chủ động trong hoạt động kinh doanh và tăng cường khả năng thanh khoản.

Trong năm 2011 và 2012 vốn điều chuyển tại ngân hàng chi nhánh âm là do chi nhánh không sử dụng hết nguồn vốn huy động. Mặt khác, tình hình thanh khoản tại ngân hàng đã ổn định nên ngân hàng chi nhánh đã điều chuyển vốn về ngân hàng Hội sở. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thanh khoản của ngân hàng chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hoạt động cho vay luôn là thế mạnh trong kinh doanh của Saigonbank, vì thế nguồn vốn tự huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trên địa bàn và nhu cầu sử dụng vốn khác nên trong năm ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển đến từ Hội sở.

27

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Cung cấp cho họ một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho họ tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho nhu cầu tiêu dùng. Để có vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, các Ngân hàng phải huy động các ngồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy, công tác huy động được xem là quan trọng và phải có biện pháp để huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi đó. Dựa vào bảng 4.2 có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Kế đó là nguồn huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và nhỏ nhất là nguồn vốn huy động từ USD quy đổi VND.

Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán và nhu cầu sử dụng tiền không ổn định nên số dư tương đối ít và trạng thái thường không ổn định so với loại tiền gửi có kỳ hạn. Trong năm 2011, ngân hàng huy động được 84.546 triệu đồng, bước sang năm 2012 loại tiền gửi này tăng lên 29,76% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất, mà loại tiền gửi không kỳ hạn này chủ yếu là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn gửi vào nhằm mục đích thanh toán khi có nhu cầu, nhưng do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên sản lượng và doanh số cũng giảm theo, điều đó đã dẫn đến nguồn huy động tiền này giảm xuống. Sang năm 2013, loại tiền gửi không kỳ hạn này giảm nhẹ 8.287 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,55% so với năm 2012, và đến 6 tháng đầu năm 2014 loại tiền gửi này tiếp tục giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, sản xuất của người dân gặp khó khăn, đồng thời lãi suất huy động không kỳ hạn tiếp tục giảm, điều này làm cho người dân hạn chế gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng tiền mang đi đầu tư khác, làm cho vốn huy động giảm.

28

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 6T2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 6T2014 so 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền

Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) TG – KKH 84.546 109.707 101.420 77.683 75.648 25.161 29,76 -8.287 -7,55 -2.035 -2,62 TG – CKH 429.493 586.012 268.472 215.464 365.130 156.519 36,44 -317.540 -54,19 149.666 69,46 USD quy đổi VND 2.766 996 2.214 1.265 1.321 -1.770 -63,99 1.218 122,29 56 4,43

Vốn huy động 516.805 696.715 372.106 294.412 442.099 179.910 34,81 -324.609 -46,59 147.687 50,16

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 6T2014 Ghi chú: - TG-KKH: Tiền gửi không kỳ hạn

TG-KKH: Tiền gửi có kỳ hạn VND: Việt Nam đồng

29

Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cho nên ngân hàng luôn tìm kiếm khách hàng gửi tiền cũng như đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm thu hút sự tăng trưởng nguồn tiền này qua các năm. Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn tăng khá cao, tăng 156.519 triệu đồng tương đương tăng 36,44% so với năm 2011, điều này cho thấy các biện pháp thu hút vốn của ngân hàng đã đem lại hiểu quả nhất định. Do trong giai đoạn này chi nhánh mở thêm các phòng giao dịch và đi vào hoạt động ổn định, nên việc tiếp cần nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân dễ dàng hơn. Sang năm 2013, loại tiền gửi này có xu hướng giảm mạnh, giảm 317.540 triệu đồng tương ứng giảm 54,19% so với năm 2012. Do ảnh hưởng của giá vàng tăng cao, làm cho người dân có xu hướng chuyển sang mua vàng cất giữ hơn là đem tiền đi gửi vào ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm, vốn huy động từ loại tiền gửi này có xu hướng tăng khá cao, tăng 149.666 triệu đồng tăng 69,46% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân bởi đây là nguồn vốn ổn định,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)