Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 38)

Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Cung cấp cho họ một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho họ tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho nhu cầu tiêu dùng. Để có vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, các Ngân hàng phải huy động các ngồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy, công tác huy động được xem là quan trọng và phải có biện pháp để huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi đó. Dựa vào bảng 4.2 có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Kế đó là nguồn huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và nhỏ nhất là nguồn vốn huy động từ USD quy đổi VND.

Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán và nhu cầu sử dụng tiền không ổn định nên số dư tương đối ít và trạng thái thường không ổn định so với loại tiền gửi có kỳ hạn. Trong năm 2011, ngân hàng huy động được 84.546 triệu đồng, bước sang năm 2012 loại tiền gửi này tăng lên 29,76% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất, mà loại tiền gửi không kỳ hạn này chủ yếu là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn gửi vào nhằm mục đích thanh toán khi có nhu cầu, nhưng do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên sản lượng và doanh số cũng giảm theo, điều đó đã dẫn đến nguồn huy động tiền này giảm xuống. Sang năm 2013, loại tiền gửi không kỳ hạn này giảm nhẹ 8.287 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,55% so với năm 2012, và đến 6 tháng đầu năm 2014 loại tiền gửi này tiếp tục giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, sản xuất của người dân gặp khó khăn, đồng thời lãi suất huy động không kỳ hạn tiếp tục giảm, điều này làm cho người dân hạn chế gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng tiền mang đi đầu tư khác, làm cho vốn huy động giảm.

28

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 6T2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 6T2014 so 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền

Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) TG – KKH 84.546 109.707 101.420 77.683 75.648 25.161 29,76 -8.287 -7,55 -2.035 -2,62 TG – CKH 429.493 586.012 268.472 215.464 365.130 156.519 36,44 -317.540 -54,19 149.666 69,46 USD quy đổi VND 2.766 996 2.214 1.265 1.321 -1.770 -63,99 1.218 122,29 56 4,43

Vốn huy động 516.805 696.715 372.106 294.412 442.099 179.910 34,81 -324.609 -46,59 147.687 50,16

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 6T2014 Ghi chú: - TG-KKH: Tiền gửi không kỳ hạn

TG-KKH: Tiền gửi có kỳ hạn VND: Việt Nam đồng

29

Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cho nên ngân hàng luôn tìm kiếm khách hàng gửi tiền cũng như đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm thu hút sự tăng trưởng nguồn tiền này qua các năm. Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn tăng khá cao, tăng 156.519 triệu đồng tương đương tăng 36,44% so với năm 2011, điều này cho thấy các biện pháp thu hút vốn của ngân hàng đã đem lại hiểu quả nhất định. Do trong giai đoạn này chi nhánh mở thêm các phòng giao dịch và đi vào hoạt động ổn định, nên việc tiếp cần nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân dễ dàng hơn. Sang năm 2013, loại tiền gửi này có xu hướng giảm mạnh, giảm 317.540 triệu đồng tương ứng giảm 54,19% so với năm 2012. Do ảnh hưởng của giá vàng tăng cao, làm cho người dân có xu hướng chuyển sang mua vàng cất giữ hơn là đem tiền đi gửi vào ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm, vốn huy động từ loại tiền gửi này có xu hướng tăng khá cao, tăng 149.666 triệu đồng tăng 69,46% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao hơn lãi suất loại tiền gửi không kỳ hạn và duy trì ở mức ổn định, phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Một lý do quan trọng khác là nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, một trong những cách đầu tư mang lại nhu nhập ổn định nhất.

Ngoại tệ quy đổi VND:Huy động ngoại tệ chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu, kiều hối của doanh nghiệp người dân trên địa bàn không nhiều và ngân cũng không chú trọng vào việc huy động nguồn tiền này. Năm 2011, vốn huy đồng từ ngoại tệ đạt 2.766 triệu đồng, đến năm 2012 vốn huy động từ ngoại tệ giảm mạnh, giảm 63,99% so với năm 2011. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động từ ngoại tệ có chiều hướng gia tăng. Vốn huy động từ ngoại tệ tăng giảm không ổn định, điều này cho thấy ngân hàng chú trọng nhiều vào việc tăng trưởng nguồn tiền huy động nội tệ có kỳ hạn.

Nhìn chung nguồn vốn của huy động của chi nhánh có sự chuyển biến đáng ghi nhận, phù hợp với tình hình thực tế của xã hội và nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn như: Vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, tâm lý thích giữ tiền

30

mặt của người dân, giá vàng tăng cao làm cho người dân có xu hướng đầu tư vào vàng. Và sự cạnh tranh trên địa bàn hiện nay rất lớn. Vì vậy, Saigonbank Bạc Liêu cần quan tâm hơn nữa việc huy động vốn trong nhân dân để tạo nên nguồn vốn vững mạnh cho Ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng trong ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có sự thay đổi như thế nào, ta đi xem xét bảng số liệu sau.

Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 1.335.879 1.705.757 1.889.122 369.878 27,69 183.365 10,75 DSTN 1.238.319 1.686.142 1.934.877 447.823 36,16 248.735 14,75 Dư nợ 463.945 483.560 437.805 19.615 4,23 -45.755 -9,46 Nợ xấu 3.114 7.442 7.746 4.328 138,99 304 4,08

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 2013 Ghi chú:_ DSCV: Doanh số cho vay

DSTN: Doanh số thu nợ

Qua bảng số liệu cho ta thấy, doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm. Trong khi đó, dư nợ và nợ xấu của ngân hàng thì lại có diễn biến phức tạp, tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể như sau:

Doanh số cho vay: Trong thời gian qua, doanh số cho vay của ngân hàng chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012, doanh số cho vay của chi nhánh là 1.705.757 triệu đồng, tăng 369.878 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 27,69%. Với quyết tâm nâng cao hiệu quả tín dụng cho chi nhánh, cán bộ tín dụng đã tăng cường hoạt động tiếp thị sản phẩm tín dụng

31

đến với khách hàng nên đã góp phần làm tăng doanh số cho vay. Năm 2013, doanh số cho vay của ngân hàng tiếp tục tăng và tăng 183.365 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10,75% so với năm 2012. Doanh số cho vay của chi nhánh trong năm 2013 tăng là do chi nhánh vẫn giữ được khách hàng cũ, đồng thời thu hút được thêm khách hàng mới. Mặc dù, doanh số cho vay của chi nhánh tăng nhưng không cao so với năm 2012.

Doanh số thu nợ: Nhìn chung doanh số thu nợ của chi nhánh luôn tăng qua 3 năm, đạt 1.686.142 triệu đồng vào năm 2012 tăng cao so với năm 2011 là 447.823 triệu đồng tương đương 36,16%. Sang năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục tăng khá cao, đạt 1.934.877 triệu đồng tăng với tốc độ 14,75% so với năm 2012. Qua đó cho ta thấy, tình hình kinh tế của tỉnh Bạc Liêu đang dần ổn định làm cho tình hình thu nợ của ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Đồng thời, chi nhánh cũng thực hiện chủ trưởng tín dụng nóng mà tập trung phân tích, sàng lọc khách hàng và hạn chế cho vay những lĩnh vực nhiều rủi ro nên công tác thu nợ của chi nhánh không gặp nhiều khó khăn.

Dư nợ: Qua bảng số liệu ta có thể thấy, dư nợ năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 19.615 triệu đồng, tương đương 4,23%. Do doanh số cho vay tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ do đó, dư nợ năm 2012 tăng cao. Đến năm 2013, dư nợ giảm 45.755 triệu đồng so với năm 2012, tương đương với 9,46%. Dư nợ năm 2013 giảm là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay so với năm 2012.

Nợ xấu: Tình hình nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng cao qua các năm. Năm 2012, nợ xấu tăng 4.328 triệu đồng tương đương 138,99% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu tiếp tục tăng lên 304 triêu đồng tăng 4,08% so với năm 2012. Nợ xấu tăng cao như vậy là do tình hình kinh tế khó khăn, công việc sản xuất kinh doanh của đại đa số người dân gặp nhiều rủi ro nên nợ xấu tăng cao.

Qua bảng 4.4 tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 -2014, ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay đang có chiều hướng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tốc độ tăng trưởng DSCV, DSTN, dư nợ cho vay lần lượt là 27,82%, 8,20%, 38,84%. Mặc dù, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng năm nay đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn năm trước, kinh tế đang dần khôi phục, đời sống người dân cũng khá hơn nên công tác tín dụng khả quan hơn.

32

Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chên lệch 6T2014 so 6T2013 Số tiến Số tiến Số tiến Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 972.898 1.243.567 270.669 27,82

Doanh số thu nợ 1.112.167 1.203.348 91.181 8,20

Dư nợ 344.291 478.024 133.733 38,84 Nợ xấu 5.231 7.764 2.533 48,42

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 6T2013 – 6T2014

Tuy nhiên, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân nợ xấu gia tăng là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, cho nên tới hạn trả nợ, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế. Một nguyên nhân khác, đó là vừa qua NHNN đã ban hành Thông tư 09 về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù Thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012, tức là cho thực hiện tới 4/2014, nhưng Thông tư có những quy định theo hướng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng.

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay ra nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, đây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, nhưng muốn đánh giá toàn diện hoạt động tín dụng thì cần phải có sự phối hợp nhiều chỉ tiêu khác như doanh số thu nợ, dư nợ thì mới có thể biết được hoạt động tín dụng của ngân hàng đang tăng trưởng tốt hay xấu.

4.2.11 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Để thấy rõ tình hình cũng như doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ta đi xem xét bảng số liệu sau.

33 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.332.879 99,78 1.684.477 98,75 1.876.347 99,32 351.598 26,38 191.870 11,39 Trung và dài hạn 3.000 0,22 21.280 1,25 12.775 0,68 18.280 609,33 -8.505 -39,97 Tổng 1.335.879 100 1.705.757 100 1.889.122 100 369.878 27,69 183.365 10,75

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank Bạc Liêu, 2011 – 2013

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh lệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 966.319 99,32 1.239.367 99,66 273.048 28,26

Trung và dài hạn 6.579 0,68 4.200 0,34 -2.379 -36,16

Tổng 972.898 100 1.243.567 100 270.669 27,82

34

Nhìn chung doanh số cho vay của chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. So với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Thực tế cho thấy cho vay ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là với thời hạn cho vay ngắn thì ngân hàng sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với trung và dài hạn. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Mặt khác, tỉnh Bạc Liêu có nền kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)