Giới thiệu sơ lược về Hội Sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 25)

CÔNG THƯƠNG

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có:

Tên giao dịch quốc tế: SAIGON BANK FOR UNDUSTRY AND TRADE.

Tên gọi tắt là SAIGONBANK

Saigonbank là Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng Cổ Phần Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có luật Công ty và Pháp lệnh Ngân hàng. Với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời hạn hoạt động là 50 năm.

Sau 26 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã có 33 chi nhánh và 51 phòng giao dịch cùng 05 quỹ tiết kiệm tại các khu vực. Vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.080 tỷ đồng.

Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu.

Tính đến 30/06/2013, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan hệ đại lý với 641 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Sau 26 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Saigonbank còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Trong thời gian tới, theo xu hướng phát triển – hội nhập của hệ thống NH Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới các hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục

15

vụ khách hàng bằng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Căn cứ quyết định số 92/QĐ – NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương.

Căn cứ luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999. Căn cứ quyết định của hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương tại biên bản hợp thường kỳ ngày 11/03/2003 thông qua việc thành lập chi nhánh cấp 1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu.

Ngày 24/09/2003 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu được thành lập và trụ sở đặt tại số 126 đường Bà Triệu, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Đây là chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đi vào hoạt động trong những năm đầu tái lập tỉnh Bạc Liêu, do đó ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu hoạt động nhưng đến nay ngân hàng đã dần dần khẳng định thương hiệu của mình và là cầu nối tài chính quan trọng cho các hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh

Với mạng lưới công nghệ hiện đại, luôn được đổi mới, cập nhật và nâng cao, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương Chi nhánh Bạc Liêu đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra chi nhánh Bạc Liêu còn tham gia thanh toán với các đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới của Saigonbank. Với những nỗ lực không ngừng, Saigonbank Bạc Liêu sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sản phẩm dịch vụ tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu đã chủ động đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng với nhiều hình thức và đổi mới công nghệ để từ đó đáp ứng tốt nhất mọi

16

nhu cầu của khách hàng nhằm tạo uy tín và hợp tác chặt chẽ lâu dài vì sự phát triển và lợi ích chung của chi nhánh và khách hàng.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

3.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu

Hình 3.1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu

3.2.2.2 Chức năng của các phòng ban

Giám đốc: Hướng dẫn và giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mà cấp trên giao phó. Được quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc thiết lập các chính sách, đề ra các chiến lượt hoạt động phát triển kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc: Phụ trách về công tác kế toán và ngân quỹ. Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc về mặt nghiệp vụ

Giám sát tình hình hoạt động của các phòng ban trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng quy đinh quy chế đề ra, tổ chức tài chính, huy động vốn, kiểm tra kế toán.

Phòng kinh doanh: Với chức năng tổng hợp và cân đối nguồn vốn, đề ra kế hoạch cho hoạt động tín dụng.

Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P.KINH DOANH P.KẾ TOÁN P.NGÂN QUỸ

PGD HÒA BÌNH PGD PHƯỚC LONG PGD HOÀNG VĂN THỤ PGD ĐÔNG HẢI PGD VĨNH LỢI

17

Kiểm tra giám sát hồ sơ và thủ tục vay vốn, các điều kiện vay vốn, trình lên ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản, bảo đảm nợ vay theo dõi việc thu hồi nợ và lãi.

Có nhiệm vụ tiếp cận các thông tin, các thông báo từ hội sở, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu cần thiết để từ đó trình lên ban giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ về kế toán tài chính kịp thời, chấn chỉnh những sai sót trong hoạch toán kế toán. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng. Thực hiện mở tài khoản cho khách hàng, kế toán cho các khoản thu chi trong ngày để lập lượng vốn hoạt động cho ngân hàng.

Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có nhiệm vụ thông báo thu nợ và thu lãi của khách hàng, thu thập tổng hợp số liệu phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và sử dụng vốn để trình lên ban giám đốc.

Phòng ngân quỹ: Phòng này có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán phát sinh hằng ngày, là nơi thực hiện các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

Phòng giao dịch: Cũng thực hiện các nghiệp vụ, huy động vốn trong phạm vi ủy quyền của giám đốc.

Về tín dụng: Phòng giao dịch có thể thực hiện chức năng cho vay món nhỏ (không quá 500 triệu đồng, phục vụ tiêu dùng kinh doanh nhỏ).

Các món vay lớn hơn 500 triệu đồng, làm nhiệm vụ quan hệ khách hàng và phân tích tín dụng, lập tờ thẩm định tín dụng về hội đồng tín dụng chi nhánh thẩm định. Sau khi tờ trình thẩm định được duyệt, món vay được quyền chuyển về phòng giao dịch thực hiện phê duyệt và các thủ tục giải ngân, quản lý nợ.

Các nhiệm vụ khác: Huy động vốn và giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh, sản phẩm SaigonBank với công chúng.

3.2.3 Sản phẩm và dịch vụ

3.2.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Nhận tiền gửi (tiết kiệm, thanh toán) mở tài khoản nội, ngoại tệ. Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu.

18

3.2.3.2 Nghiệp vụ tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.2.3.3 Dịch vụ thanh toán tiền cho khách hàng

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh.

Thực hiện thanh toán sec. Thu đổi ngoại tệ.

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các NHTM là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, qua đó giúp cho nhà quản trị hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho NH và để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ta phải đánh giá 3 khoản mục chính là doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Giai đoạn 2011 – 6T2014 là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn của Saigonbank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh, nợ xấu đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Qua bảng báo cáo về tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 6T2014, có thể thấy rằng đây là một thời kỳ có nhiều biến động của các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của ngân hàng.

3.3.1 Thu nhập

Tổng thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 6T2014 có sự biến động lớn qua các năm. Cụ thể, thu nhập đạt mức cao nhất vào năm 2012 đạt 103.248 triệu đồng tăng 4.683 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 4,57%. Nguyên nhân là do Ngân hàng nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín đã làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng theo. Vì khoản thu từ khoản cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của Ngân hàng, bên cạnh đó còn có các khoản thu khác như: Thu phí bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ

19

chuyển tiền cũng đóng góp vào thu nhập của ngân hàng nhưng các loại thu nhập này chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Tuy nhiên, bước sang năm 2013 thì thu nhập của Saigonbank Bạc Liêu lại giảm mạnh từ 103.248 triệu đồng năm 2012 giảm xuống chỉ còn 87.009 triệu đồng năm 2013 đạt mức thấp nhất trong 3 năm qua, giảm 25.239 triệu đồng so với năm 2012 mức giảm tương đương 24,45%. Và đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập của ngân hàng giảm 7.367 triệu đồng, tương đương 17,96% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do lãi suất cho vay giảm dẫn đến nguồn thu từ hoạt động cho vay giảm theo. Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng từ hoạt động cho vay.

3.3.2 Chi phí

Bên cạnh chỉ tiêu thu nhập, chỉ tiêu cũng không kém phần quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó chính là chi phí. Vì thế tốc độ tăng trưởng của chi phí và thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chi phí trong hoạt động ngân hàng cũng tăng nhẹ trong năm 2012 nhưng lại giảm mạnh năm 2013. Trong đó, chi phí chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Tổng chi phí trong năm 2011 là 85.044 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 86.561 triệu đồng, tăng 1.517 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng là do sự gia tăng vốn huy động trong năm 2012 bắt buộc ngân hàng phải trả lãi nhiều hơn.

Sang năm 2013 khi mà mặt bằng lãi suất dần hạ nhiêt nhờ vào tiến trình giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHNN thì tốc độ tăng của chi phí chi trả lãi cũng giảm đáng kể. Cụ thể trong năm 2013 tổng chi phí hoạt động ngân hàng là 63.296 triệu đồng, giảm 23.265 triệu đồng so với năm 2012, mức giảm tương ứng 26,88%. Và 6 tháng đầu năm 2014 thì chi phí tiếp tục giảm 11,63% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do ngân hàng cắt giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay và do hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nên việc quản lý các chi phí khá hiệu quả làm cho chi phí có phần giảm xuống.

3.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh của NH, bất kỳ một NH, một tổ chức kinh tế hay một tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó phụ thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo NH.

20 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank giai đoạn 2011 – 6T2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 6T2014 so 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 98.565 103.248 78.009 41.020 33.653 4.683 4,75 -25.239 -24,45 -7.367 -17,96 Chi phí 85.044 86.561 63.296 33.983 30.031 1.517 1,78 -23.265 -26,88 -3.952 11,63

Lợi nhuận 13.521 16.687 14.713 7.037 3.622 3.166 23,42 -1.974 -11,83 -3.415 -48,53

21

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho ta thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng giảm không ổn định, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2012 khá cao, nhưng giảm nhẹ trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012, tuy tình hình kinh tế xã hội vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nhưng do sự quản lý hiệu quả của ngân hàng trên nhiều phương diện như huy động vốn, tín dụng, tranh thủ thế mạnh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng và khắc phục những khó khăn mắc phải trong năm 2011, lợi nhuận ngân hàng hàng có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, lợi nhuận tăng 3.166 triệu đồng so với năm 2011 tỷ lệ tăng tương ứng 23,41%. Nhưng đến năm 2013 thì lợi nhuận của ngân hàng có chiều hướng đi xuống, lợi nhuận chỉ đạt 14.713 triệu đồng giảm 11,83% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do bắt nguồn từ việc lãi suất cho vay bị cắt giảm mạnh, trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng thì năm vừa qua, lãi suất cho vay đã giảm mạnh hơn so với lãi suất huy động, khiến cho thu nhập từ lãi giảm hơn so với năm 2012. Thêm vào đó nợ xấu tăng kèm theo công tác chuẩn bị cho việc phân loại nợ xấu theo các tiêu chi nghiêm ngặt hơn tại Thông tư 02 dự kiến ban hành 01/06/2014 đã khiến cho lượng nợ xấu được xóa tăng vọt. Bước sang năm 2014 thì lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục sụt giảm, 6 tháng đầu năm lợi nhuận chỉ đạt 3.622 triệu đồng, giảm 48,53% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do tình trạng nợ xấu tác động tiêu cực tới tăng trưởng tín dụng cũng như tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất được điều chỉnh giảm cũng kéo theo lợi nhuận từ lãi giảm theo.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)