Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 43 - 52)

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay ra nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, đây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, nhưng muốn đánh giá toàn diện hoạt động tín dụng thì cần phải có sự phối hợp nhiều chỉ tiêu khác như doanh số thu nợ, dư nợ thì mới có thể biết được hoạt động tín dụng của ngân hàng đang tăng trưởng tốt hay xấu.

4.2.11 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Để thấy rõ tình hình cũng như doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ta đi xem xét bảng số liệu sau.

33 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.332.879 99,78 1.684.477 98,75 1.876.347 99,32 351.598 26,38 191.870 11,39 Trung và dài hạn 3.000 0,22 21.280 1,25 12.775 0,68 18.280 609,33 -8.505 -39,97 Tổng 1.335.879 100 1.705.757 100 1.889.122 100 369.878 27,69 183.365 10,75

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank Bạc Liêu, 2011 – 2013

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh lệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 966.319 99,32 1.239.367 99,66 273.048 28,26

Trung và dài hạn 6.579 0,68 4.200 0,34 -2.379 -36,16

Tổng 972.898 100 1.243.567 100 270.669 27,82

34

Nhìn chung doanh số cho vay của chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. So với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Thực tế cho thấy cho vay ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là với thời hạn cho vay ngắn thì ngân hàng sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với trung và dài hạn. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Mặt khác, tỉnh Bạc Liêu có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản xuất kinh doanh của họ đều mang tính chu kỳ. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Tín dụng ngắn hạn tuy có thể thu hồi vốn nhanh để cho vay lại, nhưng chính quá trình đó cũng làm tăng thêm chi phí cho ngân hàng như chi phí thu nợ, chi phí tìm kiếm khách hàng mới và chi phí thẩm định món vay mới, làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi.

Qua bảng số liệu cho ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Như vậy, trong thời gian qua, nhu cầu về vốn ngắn hạn tại địa phương không ngừng tăng lên và ngân hàng đã nắm bắt điều đó, tập trung cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phương. Tuy nhiên, như đã phân tích, tín dụng ngắn hạn không đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng như tín dụng trung và dài hạn, vì sự gia tăng các khoản chi phí khi tìm kiếm khách hàng cho vay mới làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, các công ty lớn uy tín và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để tập trung cho vay, gia tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng tiếp tục cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cũng để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Doanh số cho vay trung và dài hạn có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2012 đạt 21.280 triệu đồng, tăng 609,33% so với năm 2011. Do khách hàng chi nhánh có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc trang thiết bị nên trong thời gian này làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay trung và dài hạn có chiều hướng giảm. Do lãi suất cho vay trung và dài hạn vẫn đang ở mức cao, mặc dù

35

lãi suất có giảm nhưng mới chỉ ở khoản cho vay ngắn hạn ,vì thế doanh số cho vay trung và dài hạn giảm xuống đáng kể.

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng cho vay

Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân tích doanh số cho vay theo đối tượng cho vay là không thể thiếu được.

Trong cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng cho vay của Saigonbank Bạc Liêu thì doanh số cho vay theo đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, vì đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế này khá đa dạng (cán bộ công nhân viên, cá nhân, hộ gia đình). Kế tiếp là doanh số cho vay theo đối tượng cho vay khách hàng là tổ chức, đối tượng này bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tập thể. Đây là thành phần kinh tế rất linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh, vốn đầu tư của họ luôn được quay vòng rất nhanh nên nhu cầu vay vốn cũng khá cao.

Qua bảng 4.7 và 4.8 cho ta thấy doanh số cho vay khách hàng là tổ chức năm 2012 có phần giảm nhẹ 0,53% tương đương giảm 2.732 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do tỉnh Bạc Liêu số lượng doanh nghiệp, công ty còn rất ít vì kinh tế của tỉnh còn khó khăn, người dân chưa đủ trình độ và chưa mạnh dạng kinh doanh có tổ chức, nên doanh số cho vay theo đối tượng này còn thấp. Bước sang năm 2013 doanh so cho vay tăng lên 44,74% tương đương tăng 227.876 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 446.068 triệu đồng, tăng 44,19% so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh mở rộng quan hệ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Trong đó chú trọng nhất là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến và chiếm tỷ trọng khá cao trên địa bàn tỉnh, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Nhân thấy tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng nên chi nhánh đã tập trung tiếp cận đầu tư vốn cung cấp tín dụng cho đối tượng này ngày càng nhiều.

Doanh số cho vay khách hàng cá nhân: Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ kinh cá thể và cá nhân vay vơi mục đích chăn nuôi và trồng trọt. Đây là đối tượng cho vay có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay theo đối tượng cho vay tại chi nhánh.

36 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo đối tượng cho vay giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổ chức 511.606 38,30 508.875 29,83 736.562 38,99 -2.731 -0,53 227.687 44,74 Cá nhân 824.273 61,70 1.196.882 70,17 1.152.560 61,01 372.609 45,20 -44.322 -3,7 Tổng 1.335.879 100 1.705.757 100 1.889.122 100 369.878 27,69 183.365 10,75

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 2013

Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo đối tượng cho vay giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh lệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Tổ chức 309.351 31,80 446.068 35,87 136.717 44,19 Cá nhân 663.547 68,20 797.499 64,13 133.952 20,19

Tổng 972.898 100 1.243.567 100 270.669 27,82

37

Năm 2012 doanh số cho vay theo khách hàng cá nhân tăng cao, đạt 1.196.882 triệu đồng, tăng 45,20% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay giảm giảm 3,7% so với năm 2012. Và 6 đến tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng 20,19% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do trong những năm gần đây, ngân hàng mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình vùng nông thôn, đến cán bộ công nhân viên giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình dẫn đến doanh số cho vay tăng cao.

4.2.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề

Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cùng với chiến lược phát triển kinh doanh của mình, cùng với việc phát triển hoạt động tín dụng tại các vùng kinh tế trọng điểm chi nhánh còn mở rộng đầu tư đến tận các xã vùng sâu, vùng xa. Cơ cấu đầu tư được xác định dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, vì vậy cơ cấu cho vay của Ngân hàng rất đa dạng: Nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, công nghiệp, thương mai.

Nông nghiệp – Thủy sản: Qua bảng số liệu cho ta thấy, doanh số cho vay theo nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản tăng giảm không ổn định quá các năm. Năm 2012, doanh số cho vay theo khối ngành này đạt 144.350 triệu đồng, tăng 43,42% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản tăng trong thời gian qua là do chi phí đầu tư mùa vụ ngày càng cao, hay chủ trương độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen canh tăng vụ, có nhiều nông dân mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi bò, heo, gà ngày càng tăng nhưng chi phí thức ăn, chuồng trại cao vì vậy đã làm tăng nhu cầu tín dụng và điều này làm cho doanh số cho vay nhóm ngành này tăng cao. Bước sang năm 2013, doanh số cho vay chỉ đạt 84.100 triệu đồng, giảm 60.250 triệu đồng tương ứng giảm 41,74% so với năm 2012. Đây là khối ngành thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu, nó là nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân nhất là trong lĩnh vực trồng lúa và nuôi tôm công nghiệp. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất nuôi trồng của người dân, vì vậy ngân hàng cũng lo ngại khi cho vay trong lĩnh vực này. Ngoài ra, do chủ trương chuyển đổi kinh tế của tỉnh giảm tỷ trọng đối với ngàng nông nghiệp, tăng tỷ trọng đối với ngành công nghiệp, thương nghiệp do vậy cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế cũng thay đổi, được tập trung vào các ngành chính, mũi nhọn phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thêm vào đó, người dân vay để trồng trọt và chăn nuôi đa số là các món nhỏ lẻ, mà ngân hàng đang hạn chế cho vay các món nhỏ lẻ, tập trung cho vay đối với các món vay lớn do đó doanh số cho

38

vay không cao. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay theo nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản tăng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá lúa gạo và các loại nông sản giảm đã gây ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân nơi đây, vì vậy đã làm tăng nhu cầu tín dụng điều này làm cho doanh số cho vay tăng lên.

Công nghiệp – Xây dựng: Đối với khối ngành này ngân hàng cho vay bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thủy sản, bao bì, chế biến lương thực thực phẩm và đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Doanh số cho vay đối với nhóm ngành này tăng giảm không ổn định. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 86.623 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số cho vay gia tăng nhanh, tăng 79.877 triệu đồng tương ứng tăng 92,21% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khi thị xã Bạc Liêu được công nhận là thành phố và mở rộng phát triển du lịch nên nhiều cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng, mở rộng doanh nghiệp và nhà xưởng. Do đó, họ cần một khoản vốn lớn để thực hiện dự án của mình. Nhưng đến năm 2013 thì có chiều hướng giảm nhẹ, doanh số cho vay chỉ đạt 102.100 triệu đồng, giảm 38,69% so với năm 2012. Do sự biến động thất thường của thị trường bất động sản và nhà đất làm cho các nhà đầu tư lo ngại trong việc đầu tư vốn, đồng thời giá cả một số vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng người dân không muốn đầu tư để xây dựng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đối với nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có chiều hướng gia tăng và đạt 83.246 triệu đồng, tăng 55,37% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng là do công nghiệp đang là một ngành được chú trọng đầu tư phát triển ở tỉnh Bạc Liêu nên ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với ngành này, vì vậy doanh số cho vay đã tăng lên.

Thương mại: Là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khối ngành còn lại và doanh số cho vay đối tượng này tăng đều liên tục qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay theo ngành thương mại tiếp tục gia tăng và đạt 1.099.686 triệu đồng, tăng 26,39% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân doanh số cho vay theo ngành thương mại gia tăng liên tục là vì đây là ngành nghề kinh tế phát triển rộng khắp, đa dạng lại rất năng động nên nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh là thường xuyên và cần thiết. Khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển khá mạnh, họ muốn tích cực tranh thủ mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đang chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vì đây thường là những khoản vay ngắn hạn, đồng vốn quay nhanh, dễ dàng cho việc theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh do đó doanh số cho vay đối với lĩnh vực này luôn ở mức cao.

39 Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành nghề giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp & Thủy sản 100.650 7,53 144.350 8,46 84.100 4,45 43.700 43,42 -60.250 -41,74

Công nghiệp & Xây dựng 86.623 6,48 166.500 9,76 102.100 5,41 79.877 92,21 -64.400 -38,69

Thương mại 1.144.956 85,72 1.358.665 79,65 1.689.502 89,43 213.709 18,67 330.837 24,35

Khác 3.650 0,27 36.242 2,13 13.420 0,71 32.592 892,93 -22.822 -62,97

Tổng 1.335.879 100 1.705.757 100 1.889.122 100 369.878 27,69 183.365 10,75

40 Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành nghề giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh chệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp & Thủy sản 42.314 4,35 54.671 4,40 12.357 29,20

Công nghiệp & Xây dựng 53.578 5,51 83.246 6,69 29.668 55,37

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)