Vấn đề giải quyết nợ xấu làm lành mạnh tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại từ lâu đã được chính phủ, ngành ngân hàng cũng như các đơn vị khác xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay. Bởi sự yếu kém của ngân hàng thương mại sẽ tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế nói chung và còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành ngân hàng nói riêng. Vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều đến chỉ tiêu này và nếu muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần tập trung chỉ đạo cán bộ tín dụng phải đảm bảo thu hồi được nợ, để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất
4.2.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu tại ngân hàng. Qua bảng số liệu cho ta thấy nợ xấu ngắn hạn có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng và sau đó lại giảm. Năm 2012, tình hình nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng tăng đột biến lên 7.202 triệu đồng, tăng 150,59% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh là do ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn quá nhiều nên cũng làm nợ xấu ngắn hạn gia tăng nhanh chóng. Sang năm 2013, tình hình nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng giảm 45,47% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh phát triển ổn định, sản xuất kinh doanh được mở rộng, thu nhập người dân tăng cao, từ đó họ chủ động trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tình hình nợ xấu ngắn hạn giảm trong năm này không thể không nhắc đến vai trò của cán bộ ngân hàng đã thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ, ngân hàng còn thực hiện chính sách xét duyệt cho vay vốn nhanh cho các đối tượng khách hàng có uy tín, trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn đi đến nơi để thẩm định, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.
57 Bảng 4.23: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 2.874 92,29 7.202 96,78 3.927 50,70 4.328 150,59 -3.275 -45,47 Trung và dài hạn 240 7,71 240 3,22 3.819 49,70 0 0 3.579 1.491,25 Tổng 3.114 100 7.442 100 7.746 100 4.328 138,99 304 4,08
Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 2013
Bảng 4.24: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6T2013 – 6T2014
Chỉ tiêu
6T2013 6T2014
Chênh lệch 6T2014 so 6T2013
Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 4.313 82,45 3.945 50,81 -368 -8,53
Trung và dài hạn 918 17,55 3.819 49,19 2.901 316,01
Tổng 5.231 100 7.764 100 2.533 48,42
58
Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn tiếp tục giảm, giảm 8,53% so với cùng kỳ năm năm 2013. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm giảm, là do cán bộ ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các khoản nợ đến hạn, xét duyệt hồ sơ gắt gao hơn những năm trước làm cho nợ xấu giảm dần. Đồng thời các đối tượng khách hàng vay vốn những năm trước đến trả nợ đúng hạn để xin vay vốn lại với lãi suất tương đối thấp như hiện nay.
Dựa vào bảng số liệu cho ta thấy, nợ xấu trung và dài hạn trong giai đoạn 2011 – 2012 không có gì thay đổi. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì nợ xấu trung và dài hạn gia tăng nhanh so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu trung và dài hạn tiếp tục gia tăng cao so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản cho vay trung và dài hạn trước đây đến hạn đáo nợ từ lâu nhưng do sản xuất kinh doanh thua lỗ nên khách hàng không trả được nợ. Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, một số khách hàng nuôi tôm bị dịch bệnh, dẫn đến tôm chết hàng loạt, một số chủ nuôi tôm không có vốn khôi phục vuông tôm đã phải bỏ trống ao nuôi nên không có khả năng để trả nợ cho ngân hàng. Sự đánh giá kiểm tra khách hàng của cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác. Do đó, tiềm ẩn rủi ro lớn làm nợ xấu tại ngân hàng tăng nhanh.
Qua phân tích ta thấy nợ xấu của ngân hàng tập trung chủ yếu ở các khoản vay ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét lại chính sách cho vay, tuy thu hồi vốn nhanh nhưng rủi ro thì hoạt động tín dụng cũng không có hiệu quả.
4.2.4.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng cho vay
Để tình hình nợ xấu có chuyển biến tích cực, nhất thiết là ngân hàng cần phải đánh giá tình hình nợ xấu đối với từng đối tượng khách hàng trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn nhất đối với từng đối tượng khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng. Tình hình nợ xấu của ngân hàng được duy trì ở mức thấp so với tổng dư nợ nên cũng không có nhiều rủi ro.
Đối với tổ chức: Năm 2012, nợ xấu theo đối tượng này gia tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã thực hiện kém hiệu quả công tác thẩm định đối với doanh nghiệp này vì thế làm phát sinh một lượng lớn nợ xấu trong năm này. Sang năm 2013, tình hình nợ xấu theo đối tượng này giảm đáng kể so với năm 2012. Do sau khi nợ xấu năm 2012 bất ngờ tăng lên, thì cán bộ ngân hàng đã tăng cường công tác thu hồi nợ và hạn chế cho vay dài hạn để giảm dần tình hình nợ xấu của ngân hàng, bởi những món tiền của tổ chức vay thường rất lớn nên chứa nhiều rủi ro, chính vì thế mà nợ xấu theo đối tượng này giảm.
59 Bảng 4.25: Tình hình nợ xấu theo đối tượng cho vay giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổ chức 750 24,08 5.750 77,26 656 8,47 5.000 666,67 -5.094 -88,59 Cá nhân 2.364 75,92 1.692 22,74 7.090 91,53 -672 -28,43 5.398 319,03 Tổng 3.114 100 7.442 100 7.746 100 4.328 138,99 304 4,08
Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 2013
Bảng 4.26: Tình hình nợ xấu theo đối tượng cho vay giai đoạn 6T2013 – 6T2014
Chỉ tiêu
6T2013 6T2014
Chênh lệch 6T2014 so 6T2013
Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)
Tổ chức 422 8,07 656 8,45 234 55,45
Cá nhân 4.809 91,93 7.108 91,55 2.299 47,81
Tổng 5.231 100 7.764 100 2.533 48,42
60
Đến 6 tháng đầu năm, tình hình nợ xấu theo đối tượng này tăng lên 656 triệu đồng, tăng 55,45% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân làm nợ xấu tăng cao là do một số đối tượng khách hàng kinh doanh ở lĩnh vực thủy sản, xây dựng gặp khó khăn do tồn đọng hàng hóa và thị trường giảm giá nên không trả nợ ngân hàng đúng cam kết. Một số doanh nghiệp tài chính yếu kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn.
Đối với cá nhân: Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của chi nhánh tập trung chủ yếu vào đối tượng này và có xu chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2011, nợ xấu theo đối tượng cho vay cá nhân là 2.364 triệu đồng, năm 2012 nợ xấu theo đối tượng cho vay cá nhân giảm xuống chỉ còn 1.692 triệu đồng, giảm 28,43% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu giảm là do cán bộ ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ đối với khách hàng, đồng thời thực hiện công tác thẩm định cho vay cẩn thận hơn để giảm dần nợ xấu, hoàn thành chỉ tiêu của cấp trên. Sang năm 2013, nợ xấu đối với khách hàng là cá nhân tăng lên đột biến lên 7.090 triệu đồng ,tăng 319,03% so với năm 2012, và đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng cá nhân tiếp tục gia tăng, tăng 47,81% so với cùng kỳ năm 2013. Do doanh số cho vay của đối tượng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tượng này không cao do vậy mà số tiền vay Ngân hàng hầu như là đầu tư hết vào việc sản xuất, không có nguồn thu nhập phụ nếu như bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa, hoặc biến động về giá cả trên thị trường, không tìm được nguồn tiêu thụ thì họ sẽ không có tiền để trả Ngân hàng do vậy mà nợ xấu của đối tượng này cao.
4.2.4.3 Phân tích tình hình nợ xấu theo thành ngành nghề
Qua 3 năm thì nợ xấu của Ngân hàng chi nhánh chỉ phát sinh ở nhóm ngành thường mại. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đối tượng và doanh số cho vay của ngân hàng tập trung vào nhóm đối tượng này. Trong những năm qua, tuy kinh doanh thương mại trong tỉnh luôn được quan tâm đầu tư mở rộng. Nhưng do thị trường thay đổi thường xuyên nên những đơn vị kinh doanh, hộ kinh doanh không có lời, thua lỗ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng làm nợ xấu tăng lên. Ngoài ra, do hoạt động của ngành này còn nhiều hạn chế như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng còn thấp và có quy mô nhỏ, chưa đi vào chiều sâu. Mặt
61
khác, các cá nhân vay vốn với mục đích để kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, nhưng họ không sử dụng vốn vay để đầu tư kinh doanh buôn bán mà đem về chi cho tiêu dùng sinh hoạt nên không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng.
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.