Tình hình nguồn vốn củangân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 35 - 38)

Trong hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ đóng vai trò quan trọng mà vốn còn được xem là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu đã thu hút ngày càng đông khách hàng đến quan hệ gửi tiền cũng như vay vốn. Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động. Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả việc đầu tiên là phải tạo ra được nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc đầu tư và mở rộng tín dụng nhằm đa phương hóa đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành.

Nguồn vốn của Saigonbank Bạc Liêu bao gồm hai bộ phận chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng không ổn định qua các năm. Cụ thể là, tổng nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2012 499.561 triệu đồng, tăng 3,22% so với 483.999 triệu đồng năm 2011. Sang năm 2013, tổng nguồn vốn giảm xuống đáng kể, giảm 35.538 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương đương 7,12% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 41,51% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân tổng nguồn vốn tăng là do vốn huy động tăng và vốn điều chuyển tăng.

Tình hình nguồn vốn tự huy động của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2012 có sự tăng trưởng khá cao từ 516.805 triệu đồng lên đến 696.715 triệu đồng năm 2012. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tự huy động luôn đạt ở mức cao và tăng qua các năm. Nguyên nhân làm gia tăng nguồn vốn này là do trong giai đoạn này ngân hàng đã thành lập các phòng giao dịch Phước Long, Hòa Bình, Đông Hải đã góp phần mở rộng địa bàn hoạt động cũng như thị phần huy động vốn cho ngân hàng, bằng cách cạnh tranh lãi suất, chất lượng phục vụ khách hàng cũng như là những biện pháp làm tăng lượng tiền huy động từ khu vực dân cư.

25 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2011 – 6T2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 6T2014 so 6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 516.805 696.715 372.106 294.412 442.099 179.910 34,81 -324.609 -46,59 147.687 50,16 Vốn điều chuyển -32.806 -197.154 91.872 64.456 65.734 -164.348 500,97 289.026 -146,60 1.278 1,98 Tổng nguồn vốn 483.999 499.561 463.978 358.868 507.833 15.562 3,22 -35.583 -7,12 148.965 41,51

26

Bên cạnh đó thì ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý và tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thồng như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khai thác khách hàng tiềm năng trên địa bàn đến gửi tiền. Với chính sách huy động vốn đa dạng và năng động như vậy nên vốn huy động trong tổng nguồn vốn cũng tăng. Tuy nhiên, do điều kiên cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn như hiện nay đã làm cho việc huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp ít nhiều khó khăn.

Bước sang năm 2013 tình hình huy động vốn của ngân hàng giảm 324.609 triệu đồng, giảm 46,59% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm mạnh vào năm này làm người dân không muốn đi gửi tiền. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 147.687 triệu đồng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Do ngân hàng tích cực huy động vốn để cho vay vốn vào dịp cuối năm và đầu năm rất lớn. Hiện tại, để tập trung cho huy động vốn vào thời điểm cuối năm, tích lũy vốn cho thanh khoản, phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán và thực hiện tăng trưởng dư nợ năm 2015, ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp. Cụ thể, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động tai các vùng nông thôn, đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung huy động vốn trung và dài hạn để chủ động trong hoạt động kinh doanh và tăng cường khả năng thanh khoản.

Trong năm 2011 và 2012 vốn điều chuyển tại ngân hàng chi nhánh âm là do chi nhánh không sử dụng hết nguồn vốn huy động. Mặt khác, tình hình thanh khoản tại ngân hàng đã ổn định nên ngân hàng chi nhánh đã điều chuyển vốn về ngân hàng Hội sở. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thanh khoản của ngân hàng chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hoạt động cho vay luôn là thế mạnh trong kinh doanh của Saigonbank, vì thế nguồn vốn tự huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trên địa bàn và nhu cầu sử dụng vốn khác nên trong năm ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển đến từ Hội sở.

27

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)