Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 52 - 60)

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng thể hiện uy tín của khách hàng là việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Qua 3 năm doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Ngược lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng rất thấp so với doanh số thu nợ dài hạn. Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hằng năm tại ngân hàng. Trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, điều này đã làm cho doanh số thu nợ cao và thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng thu nợ.

Doanh số thu nợ tại ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Doanh số thu nợ tại ngân hàng tăng cao qua các năm, điều này đã thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng và công tác thẩm định của ngân hàng được thực hiện tốt. Doanh số thu nợ tăng qua 3 năm chủ yếu là nhờ tốc độ tăng trưởng khá cao của doanh số thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do sự gia tăng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có rủi ro ít, thời gian thu hồi nợ nhanh. Bên cạnh đó, một phần chủ yếu là do chính sách thắt chặt công tác thu nợ của ngân hàng, do đó mà kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng theo doanh số cho vay.

42 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.216.917 98,27 1.643.990 97,50 1.910.112 98,72 427.073 35,09 266.122 16,19 Trung và dài hạn 21.402 1,73 42.152 2,50 24.765 1,28 20.750 96,95 -17.387 -41,25 Tổng 1.238.319 100 1.686.142 100 1.934.877 100 447.823 36,16 248.735 14,75

Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 2013

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh lệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 1.096.499 98,59 1.199.191 99,65 102.692 9,37

Trung và dài hạn 15.668 1,41 4.157 0,35 -11.511 -73,46

Tổng 1.112.167 100 1.203.348 100 91.181 8,20

43

Ngược lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, thì doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tăng giảm không ổn địnhqua các năm. Doanh số thu nợ năm 2012 là 42.152 triệu đồng, tăng 96,95% so với năm 2011.Do doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm này tăng đã kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng. Sang năm 2013, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm so với năm 2012, và đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013, tỷ lệ giảm 73,46%. Do đặc điểm của loại cho vay này là thời hạn cho vay trên 1 năm và tiền vay được trả định kỳ qua nhiều năm cùng với lãi vay điều đó làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm. Ngoài ra, loại cho vay trung và dài hạn rủi ro cao nên Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định để có thể thu hồi nợ đúng thời hạn.

4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay

Doanh số cho vay tại Ngân hàng chi nhánh qua 3 năm có sự tăng trưởng khá tốt. Trong đó doanh số cho vay đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có sự tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy được tình hình thu nợ theo đối tượng cho vay có hiệu quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu sau:

Qua bảng số liệu 4.13 và 4.14 cho ta thấy, tỷ trọng của doanh số cho vay theo tổ chức chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cá nhân. Nhìn chung doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay khách hàng là tổ chức qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ đạt 452.097 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 40.237 triệu đồng tỷ lệ tăng tương ứng 8,90% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục tăng cao, tăng 282.331 triệu đồng tăng 57,35% so với năm 2012. Nhìn chung tình hình thu nợ theo đối tượng cho vay có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chon khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc và động viên khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do doanh số cho vay tăng qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng lên. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay khách hàng là tổ chức giảm 4,83% so với cùng kỳ năm 2013. Do tình hình kinh tế khó khăn hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, thu hẹp quy mô hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Vì thế công tác thu nợ của NH cũng gặp không ích khó khăn.

44 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổ chức 452.097 36,51 492.334 29,20 774.665 40,04 40.237 8,90 282.331 57,35 Cá nhân 786.222 63,49 1.193.808 70,80 1.160.212 59,96 407.586 51,84 -33.596 -2,81 Tổng 1.238.319 100 1.686.142 100 1.934.877 100 447.823 36,16 248.735 14,75

Nguồn: Phòng Kinh doanh Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, 2011 – 2013

Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh lệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Tổ chức 371.575 33,41 353.612 29,39 -17.963 -4,83

Cá nhân 740.592 66,59 849.736 70,61 109.144 14,74

Tổng 1.112.167 100 1.203.348 100 91.181 8,20

45

Doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay là cá nhân tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 786.222 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng thêm 407.586 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 51,84% so với năm 2011. Do các cá nhân và hộ dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập tương đối ổn định nên đã trả nợ cho ngân hàng làm doanh số thu nợ trong năm này tăng lên khá cao. Nhưng đến năm 2013 doanh số thu nợ theo đối tượng cho vay là cá nhân giảm 33.596 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương đương 2,81% so với năm 2012. Do tình hình kinh tế khó làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân và hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Vì thế công tác thu nợ của NH cũng gặp không ích khó khăn. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ của ngân hàng tăng lên 14,74% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013, tăng. Do đối tượng khách hàng này kinh doanh bằng đồng vốn tự có nên họ chú trọng trong việc sử dụng vốn sao cho thật hiệu quả đảm bảo đồng vốn của họ không bị mất đi mà còn sinh lời. Do đó, việc trả nợ cho ngân hàng được họ thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, do chủ động đặt mối quan hệ với khách hàng nên ngân hàng đã có sự chọn lọc khách hàng. Vì thế, mà việc thu hồi nợ sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn. Từ đó, làm cho doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể.

Kết quả thu hồi nợ được như trên nhìn chung cũng do Ngân hàng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả lãi và nợ vay đúng hạn. Đối với những khách hàng gia hạn nợ, những khách hàng bị đánh giá có tình hình tài chính yếu, kém hay kinh doanh thua lỗ tùy vào mức độ tài chính cũng như khả năng cải thiện tình trạng sản xuất của khách hàng mà Ngân hàng có thể lựa chọn, xem xét và đưa ra quyết định tiếp tục cho vay hay không. Điều này đã làm cho công tác thu hồi nợ qua 3 năm của chi nhánh đạt kết quả khả quan.

4.2.2.3 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề

Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp và thủy sản tăng giảm không ổn định qua các năm. Do đại đa số khách hàng của ngân hàng là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, có hợp đồng vay vốn theo mùa vụ nên việc thu nợ đối với đối tượng này tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá cả trên thị trường. Doanh số thu nợ theo ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 6,52%. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ chỉ đạt 82.577 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng lên nhanh chóng, tăng 67,53% so với năm 2011. Do năm 2012, người dân được mùa lại bán với giá cao nên doanh số thu nợ tăng lên đáng kể. Bước sang năm 2013, tình hình thu nợ có sự giảm nhẹ so với năm 2012. Do

46

một số doanh nghiệp hạ giá bán để cạnh tranh đã tự làm khó cho thủy sản xuất khẩu và gây nên các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, ngày càng nhiều rào cản được dựng lên ở các thị trường xuất khẩu nhằm cản trở nhập khẩu, dẫn đến các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá tra, vụ kiện chống trợ cấp tôm. Từ đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản của tỉnh, dẫn đến việc người dân chậm trả nợ cho ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ tai ngân hàng có khả quan hơn, doanh số thu nợ đạt 82.970 triệu đồng, tăng 46,20% triệu đồng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Do người dân tích cực tham gia sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất, khắc phục ảnh hưởng xấu của thiên nhiên nên năng suất đạt rất cao, bán được giá cao, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ vay ngân hàng.

Doanh số thu nợ đối với nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng 95.237 triệu đồng, tỷ lệ tăng 141,38% so với năm 2011. Đây là một trong những ngành được quan tâm phát triển ở tỉnh Bạc Liêu nên các doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng có được điều kiện kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả cao, nhu cầu vốn tăng và trả nợ ngân hàng cũng đầy đủ. Bước sang năm 2013, tình hình thu nợ của ngân hàng giảm mạnh, giảm 69.837 triệu đồng tương đương 42,95% so với năm 2012. Và đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ theo nhóm ngành này tiếp tục giảm 2,39% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có biến động giá vật tư gia tăng, công trình thi công bàn giao chưa đúng hạn, đồng vốn đầu tư ban đầu chưa thu hồi được do đó việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Ngành thương mại là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và có doanh số thu nợ cao cao nhất tại chi nhánh. Doanh số thu nợ qua 3 năm rất khả quan, năm 2012 tăng 25,16% so với năm 2011, tăng 276.281 triệu đồng. Đặc biệt là năm 2013, doanh số thu nợ có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 1.709.816 triệu đồng, tăng 28,30% so với năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2014 , tình hình thu nợ theo ngành thương mại tiếp tục tăng 7,41% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Như đã trình bày ở phần doanh số cho vay, khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển khá mạnh ở Bạc Liêu, kinh doanh có hiệu quả nên vay nợ nhiều mà trả nợ cũng khá tốt. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngành này rất cao nên ngân hàng cũng rất chú trọng đến công tác thu hồi nợ, do đó doanh số thu nợ tăng rất cao qua 3 năm.

Nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng doanh số thu nợ rất thấp trong tổng doanh số thu nợ và có tốc độ tăng giảm không ổn đinh so với những nhóm ngành trên. Năm 2012, doanh số thu nợ đạt 52.539 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 thì doanh số thu nợ giảm 60,42% so với năm 2012.

47 Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo ngành nghề giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp & Thủy sản 82.577 6,67 138.340 8,20 111.505 5,76 55.763 67,53 -26.835 -19,40

Công nghiệp & Xây dựng 67.363 5,44 162.600 9,64 92.763 4,80 95.237 141,38 -69,837 -42,95

Thương mại 1.064.802 85,99 1.332.663 79,04 1.709.816 88,37 267.861 25,16 377.153 28,30

Khác 23.577 1,90 52.539 3,12 20.793 1,07 28.962 122,84 -31.746 -60,42

Tổng 1.238.319 100 1.686.142 100 1.934.877 100 447.823 36,16 248.735 14,75

48 Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo ngành nghề giai đoạn 6T2013 – 6T2014

Chỉ tiêu

6T2013 6T2014

Chênh chệch 6T2014 so 6T2013

Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp & Thủy sản 56.628 5,09 82.790 6,88 26.162 46,20

Công nghiệp & Xây dựng 81.614 7,34 79.662 6,62 -1.952 -2,39

Thương mại 962.018 86,50 1.033.258 85,87 71.240 7,41

Khác 11.907 1,07 7.638 0,63 -4.269 -35,85

Tổng 1.112.167 100 1.203.348 100 91.181 8,20

49

Và 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ tiếp tục giảm 35,85% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ không thu được từ đầu tư xây dựng và phục vụ đời sống, nhóm khách hàng này thường là cán bộ, công nhân viên. Do đó, họ ít có nguồn vốn trong sinh hoạt, nên khi có nhu cầu vốn phục vụ cho sinh hoạt họ đến ngân hàng vay vốn, nhưng sau khi vay vốn nhóm đới tượng này ít có khả năng tạo ra tiền, vốn sau khi vay không sinh ra lợi nhuận, khi đến hạn trả nợ họ khó có khả năng hoàn trả đúng thời hạn.

Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng đã diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng nhanh, trong đó thu nợ cho vay ngành thương nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và có doanh số thu nợ liên tục tăng qua ba năm, công nghiệp là ngành có triển vọng trong tương lai, cho vay khác phục vụ đời sống khả năng thu nợ không cao, có chiều hướng giảm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)