Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 74)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng nhanh. Cụ thể như năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 2,98 vòng thì sang năm 2012 vòng quay vốn tín dụng tăng lên 3,56 vòng, và đến năm 2013 lại tiếp tục tăng lên 4,20 vòng. Nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng này tăng lên là do ngân hàng chủ yếu tâp trung cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Mặt

64

khác, do khách hàng vay vốn kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả gôc và lãi đúng hạn góp phần làm cho vòng quay tín dụng của ngân hàng tăng dần qua các năm. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng tương đối hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay vốn tín dụng giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do những tháng đầu năm nay giá nông sản giảm mạnh đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu tương đối tốt, Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt cho vay từ nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Vấn đề nợ xấu, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng hiện nay. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu, cần chủ động tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ để hạn chế nợ xấu.

65

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI

NHÁNH BẠC LIÊU

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Ta thấy có những mặt đạt được thì cần phải duy trì và tiếp tục phát huy, còn đối với những mặt hạn chế thì thì ngân hàng cần đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại ngân hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh với ngân hàng khác.

5.1GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN

Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, khách hàng thân thiết: tặng quà chúc tết, chúc kỉ niệm ngày thành lập công ty, tổ chức kinh tế, qua đó nhờ họ lôi kéo người thân, bạn bè tìm đến với ngân hàng gửi tiền, thực hiện giao dịch và vay vốn.

Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó, ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp.

Chính sách lãi suất. Đây là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách hỗ trợ cho công tác huy động vốn của các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên.

Đổi mới công nghệ nhất là khâu thanh toán. Chú trọng tới việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho nguồn vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn.

5.2 GIẢI PHÁP CHO VAY

Chủ động tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn để tư vấn, hỗ trợ về việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

66

Hỗ trợ tích cực đối với các doanh nghiệp để họ có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất đến vay vốn với lãi suất thấp nhất có thể. Bên cạnh vấn đề giảm lãi suất, ngân hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong việc tiếp cân nguồn vốn, tư vấn sử dụng vốn sao cho có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bởi vì thực tế đã cho thấy, dù lãi suất cho vay có thể tiếp tục hạ xuống thì câu trả lời cho doanh nghiệp có dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn giá rẻ của Ngân hàng hay không, cũng chưa thật sự rõ ràng. Bởi lẽ cùng với lãi suất, các doanh nghiệp còn vấp phải rào cản về thủ tục vay vốn và các điều kiện vay vốn khác. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, nợ xấu của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng còn ở mức cao cho nên để hạn chế rủi ro, ngân hàng dường như cũng xem xét ngặt nghèo hơn đối với những khoản tín dụng mới cấp.

Quản lý dòng tiền khi tăng trưởng tín dụng. Trong tình hình tăng trưởng tín dụng thấp như hiện nay, việc Ngân hàng có nhu cầu nâng mức hạn mức tín dụng lớn hơn cho phép hoặc cấp mới để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, cần lưu ý mức tăng trưởng tăng bao nhiêu thì ngân hàng phải tự quyết định dựa trên năng lực tài chính của khách hàng. Việc tăng trưởng hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn phải dựa trên sức khỏe tài chính lành mạnh của doanh nghiệp, vì khi một lượng vốn đổ ra ồ ạt, nếu không có sự quản lý chặt chẽ dòng tiền thì sẽ rất rủi ro. Ðây cũng là yếu tố quan trọng vừa nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy vốn đúng địa chỉ vừa kiểm soát được rủi ro.

Xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, hoạt động của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các tổ chức xếp hạn tín nhiệm doanh nghiệp, kết hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đơn giản hóa thủ tục cho vay, cơ cấu lại các khoản vay vốn có lãi suất cao trước đây.

Tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế để áp dụng có hiệu quả vào việc phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng làm cơ sở để xem xét cho vay khách hàng.

5.3 HẠN CHẾ NỢ XẤU

Công tác thẩm định khách hàng trong trong hoạt động cấp tín dụng rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng có cơ sở để quyết định cho vay hay là không cho vay. Vì vậy cán bộ tín dụng cần thận trọng, làm tốt công tác thẩm định trước khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng.

67

Thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với cho kỳ sản xuất của khách hàng, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro và phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh phải xác định số lượng khách hàng và dư nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng cán bộ tín dụng để thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi vay.

Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định , thủ tục cho vay, kịp thời phát hiện các tồn tại, sai phạm, các “lỗ hổng” trong hoạt động tín dụng để đề ra các giải pháp chấn chỉnh phù hợp.

68

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN

Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Nhưng tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động, nên hoạt động của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn nhưng đó cũng là cơ hội mới để cho các ngân hàng khắc phục khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này thì không phải dễ. Đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị tốt về mọi mặt như nguồn vốn, nhân lực, công nghê, thông tin.

Trong những năm qua với sự nổ lực không ngừng, cùng với quyết tâm của cán bộ nhân viên, trong ba năm qua Saigonbank Bạc Liêu đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng của Saigonbank Bạc Liêu đã và đang góp phần quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của tỉnh Bạc Liêu, và cũng như cho nền kinh tế đất nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển hơn nữa chi nhánh cần phải tiếp tục cải cách hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường về ngân hàng bạn. Cũng cố nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong toàn chi nhánh, tăng cường phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút thêm nhiều khách hàng.

Qua các phân tích có thể thấy tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong thời gian qua có chiều hướng tốt. Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá tốt vào 6 tháng đầu năm 2014, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Với sự nhiệt tình của ngân hàng, khách hàng đến giao dịch luôn được hài lòng đúng với câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Bên cạnh đó, chi nhánh còn tồn tại những bất cập như lợi nhuận của chi nhánh có chiều hướng đi xuống do phải tốn nhiều chi phí sử dụng vốn điều chuyển. Nợ xấu có chiều hướng tăng lên cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để hạn chế chi phí, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Cần thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

3. Huỳnh Thị Trang, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bến Lức – Kiên Giang. Luận

văn đại học. Đại học Cần Thơ.

4. Trần Thị Thanh Nhã, 2012. Phân tíchhoạt động tín dụngngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu.

Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)