Thanh Hóa.
TVCMĐ ra đời ngay sau thời gian HVNTH ra đời. Tiền thân của tổ chức Tân Việt là Hội Phục Việt. Theo tài liệu của mật thám Pháp “ ở Côn Đảo các tù chính trị năm 1908-1913 đã lập thành một nhóm đặt tên là nhóm Phục Việt gồm những nhà nho: Lê Huân, Tú Kiên, Cử Cai và Huỳnh Thúc Kháng”[69,tr3]. Mục đích ban đầu của họ là tổ chức cho các đồng chí vợt ngục, khi đợc tự do lại tuyên truyền làm loạn chống chính phủ bảo hộ. Lê Văn Huân ( Hà Tĩnh ) là ngời đợc phân công vận động và tổ chức phong trào tại các tỉnh Bắc Trung kỳ. Năm 1925 Lê Văn Huân đã ra Bắc tìm Tôn Quang Phiệt rồi hai ngời ra Thanh Hóa tìm gặp Hoàng Văn Khải (tức cụ Cử Ngò), bạn tù của Lê Văn Huân ở Côn Đảo để bàn việc tổ chức hội yêu nớc.
Ngày 14/7/ 1925 Hội ra mắt với: Lê Văn Huân, Tôn Quang Phiệt, Ngô Đức Diễn, Phan Nghi Huynh, Đặng Thai Mai, Đặng Thai Thu, Đặng Thái Thuyến. Theo ý kiến của Lê Huân thì Tổng hội đặt ở Vinh gồm ba bộ: Một là: Nội chính bộ do Phan Kiên Huy và Hoàng Đức Thi phụ trách. Hai Là: Ngoại giao bộ do Trần Mộng Bạch.
Ba là: Tài chính bộ do cụ Lê Huân và cụ Cử Ngò(TH) [63,tr30].
Dới Tổng hội là ba Tỉnh hội: Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh. Để góp quỹ cho Hội cụ Cử Ngò đã đi tìm Đảng viên tán trợ, Cụ trở về Thanh Hóa vận động nhân lực và vật lực cho Hội. Cơ sở đầu tiên của Đảng Tân Việt tại Thanh Hóa đợc thành lập vào tháng 7/1926 tại thôn Ngô Xá Hạ, thôn Đông Chí huyện Thiệu Hóa, rất nhiều tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tham gia vào
Đảng Tân Việt, trong đó chủ yếu là: Thanh niên học sinh, giáo viên, viên chức nhỏ, ngoài ra còn có một số ít công nhân và phụ nữ và sự tham gia của giới trí thức nên, “ba tỉnh Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh đã có đủ điều kiện để tổ chức thành một Tỉnh bộ, còn các tỉnh khác mãi sau mới có”.[63,tr41].
Về mặt cơ cấu, Tỉnh bộ Tân Việt Thanh Hóa là một trong những tỉnh của lục tỉnh liên hoàn (gồm TH- NA- HT và ba tỉnh của Lào: Thà Khẹt, Xiêng Khoảng, Viên Chăn), trong đó: Nguyễn Đình Đoàn bí th, Thân Trọng Phớc, Trần Hậu Tiên ủy viên giao thông, Lê Liên Vũ đại diện cho Tỉnh bộ Thanh Hóa[69,tr8] .
Từ cơ sở đầu tiên của Tân Việt Thanh Hóa, một năm sau Hội phát triển rộng khắp các huyện trong tỉnh, từ Thị xã cơ sở của Hội mở rộng tới các huyện, Tĩnh Gia, Quảng Xơng, Nông Cống, Thọ Xuân, Thiệu Yên…
ở khu vực Thị xã chi bộ Tân Việt ra đời tại Lò Chum, tại đây các đại biểu đã tiến hành Hội Nghị đại biểu toàn tỉnh để bàn việc mở rộng cơ sở và thống nhất lãnh đạo. Hội nghị đánh giá phong trào diễn ra trong toàn tỉnh, đồng thời đề ra phơng hớng công tác theo đờng lối chủ nghĩa Mác – Lê, kiện toàn tổ chức , phát triển cơ sở Đảng. Bầu BCH chính thức của Tỉnh Đảng bộ Tân Việt Thanh Hóa gồm: Bí th- Lê Liên Vũ.
Hội nghị của Đảng Tân Việt Thanh Hóa ra đời đánh dấu bớc phát triển của tổ chức Đảng khác với HVNTNCM, nhng hai tổ chức Đảng hoạt động cùng một mục đích cách mạng “Tỉnh bộ Tân Việt Thanh Hóa ra đời trong điều kiện Tổng bộ Tân Việt đã có mối liên hệ chặt chẽ với Tổng bộ HVNTNCM” [24,tr32]. Nên mọi hoạt động của Đảng Tân Việt sau Hội Nghị đều chuyển biến một cách tích cực với công tác thu nạp Đảng viên, huấn luyện Đảng viên đều đặn bằng những lớp huấn luyện chính trị dài, nhắn hạn. Để che mắt bọn mật thám và đảm bảo cho lớp học, Tỉnh bộ còn tổ chức học vào các buổi tối dới danh nghĩa dạy văn hóa, chơng trình huấn luyện tập trung vào các vấn đề thời đại, về CMTG, về CN Mác-Lê, và một số tài liệu nh Đờng Cách Mệnh, báo Thanh Niên…Đảng Tân Việt đã in lại thành tài liệu
phổ biến cho các hội viên. Sau mỗi lớp huấn luyện Tỉnh bộ Tân Việt Thanh Hóa còn tổ chức kết nạp đảng viên cho Đảng Tân Việt. Buổi lễ kết nạp Đảng Viên đợc Lê Tất Đắc kể lại trong hồi ký :
“ Buổi lễ kết nạp tôi tổ chức tại Lò Chum (TXTH). Hôm ấy vào một ngày cuối năm 1927. Chi bộ Lò Chum có các anh Phạm Tiến Năng, Phan Huy Thiềm, Nguyễn Văn Hò, Nguyễn Xuân Thủy trong BCH Tỉnh bộ tới dự. Tất cả chúng tôi ngồi chung trên phản đặt giữa nhà. Sau khi các anh nói rõ tôn chỉ mục đích của Đảng, giới thiệu lí lịch đạo đức của tôi và công nhận tôi vào Đảng. Tôi đọc lời tuyên thệ trung thành tuyệt đối và luôn luôn rèn luyện mình, phục vụ mục đích cho Đảng, cho lợi ích của nhân dân”[86,tr18]. Tỉnh bộ còn phân công Lê Tất Đắc vận động tuyên truyền cách mạng tại ga xe lửa. Nhiều hoạt động tích cực và năng nổ nên Anh đợc điều vào ga Hoàng Mai (Nghệ An) để gây dựng cơ sở Đảng Tân Việt tại Quỳnh Lu ( Nghệ An).
Lê Xuân Thúy (BCH Tỉnh bộ Tân Việt Thanh Hóa) cũng nhận xét “ lớp học chỉ sau vài tháng, nhng chúng tôi thấy các học viên đợc nâng cao nhận thức rõ rệt. Mọi ngời đều biết đúng sai của học thuyết CN cải lơng và sự đúng đắn của CN Cộng sản” [78,tr20].
Để mở rộng hoạt động, Đảng Tân Việt Thanh Hóa còn tổ chức cho cán bộ về cơ sở để xây dựng và phát triển tổ chức quần chúng nh Hội học, Hội dệt vải, Hội lợp nhà, Hội tơng tế, Hội Tiên Long ái Quốc… các Hội gây quỹ bằng cách lập các nhóm vừa hoạt động cách mạng vừa buôn bán, để tránh mật thám theo dõi.TDP không nhận ra chỉ gọi đây là những “Phờng biến tớng”, chúng thu thập thông tin và thấy rõ “ cách tuyển lựa những ngời vào Phờng lập thành nhóm, những ngời có khả năng vào các hội đàn qua đó lựa chọn Hội viên vào Đảng”[50,tr1]. Nhng vì hoạt động của Hội di tản khắp nơi, Không ở chỗ cố định nên mật thám không lùng bắt đợc.
Tại các huyện Quảng Xơng, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc… tổ chức quần chúng phát triển mạnh mẽ, nh Quảng Xơng là một trong những huyện tổ chức Tân Việt ra đời sớm. Từ 1926 Cụ Cử Ngò đã tới huyện tuyên truyền tổ chức
Đảng, Cụ giới thiệu nhiều thanh niên tham gia vào các tổ chức Đảng. Cụ lập nên nhóm Tân Việt tại Bùi Thôn, Lập nhà dệt vải nội hóa, tập hợp con em trí thức vừa dạy nghề vừa giáo dục tinh thần cách mạng…Các tổ chức Hội cũng đợc lập nên tại đây nh: Hội Lợp Nhà ( Mỹ Trạch xã), Hội Tơng Tế( Quảng Châu)… Tại Thiệu Hóa, sau một năm hoạt động cơ sở Đảng Tân Việt có 2 tiểu tổ với 15 Đảng viên thuộc tầng lớp trí thức… Hoạt động của Đảng Tân Việt ở đây phát triển mạnh, bởi thờng xuyên tuyên truyền giáo dục giác ngộ quần chúng qua Hội Học, Hội Dệt… Huyện Vĩnh Lộc phát triển cơ sở Đảng với tổ chức ( Hội Tiên Long ái Quốc ), đây là tổ chức vừa hoạt động cách mạng, vừa hoạt động kinh tế. Để che mắt địch Lê Văn Thiệp (ngời sáng lập ra Hội Tiên Long ái Quốc) đã chọn Sóc Sơn ( xã Vĩnh Hùng ) làm điểm tập hợp hoạt động dới danh nghĩa lập trại khai hoang, thu hút nhiều tầng lớp tham gia, từ học sinh, giáo viên , trí thức đến nông dân… “ mỗi ngời nhập hội góp một khoản tiền nhỏ từ 10 đến 15 đồng để gây quỹ chung, ngoài ra còn đóng cổ phần với nguyên tắc vốn nhiều thì lãi nhiều” [4,tr24]. Phạm vi của Hội đợc mở rộng sang các huyện lân cận nh Thiệu Yên, Thạch Thành, Cẩm Thủy… Năm 1928 chi bộ Đảng Tân Việt đợc thành lập tại xóm Sóc Sơn ( Vĩnh Lộc ) do Nguyễn Đan Quế làm bí th. Tại chi bộ Đảng Tân Việt Vĩnh Lộc, Tỉnh bộ Tân Việt Thanh Hóa đã chọn làm nơi liên lạc với các chi bộ trong tỉnh và tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho các cơ sở, làm nơi đặt cơ quan ấn loát cho Tỉnh bộ.
Ngoài các hoạt động trên, tổ chức Tân Việt Thanh Hóa cón quyên góp tiền ủng hộ đồng bào Nam Trung kỳ bị lũ lụt. Tổ chức các cuộc cứu tế cho quần chúng bằng “ Hội bạn dân nghèo” nhằm hỗ trợ nông dân lúc khó khăn và đấu tranh đòi quyền lợi với bọn địa chủ, xóa bỏ hủ tục lạc hậu ở nông thôn…Tính đến năm 1929 tổng số đảng viên Đảng Tân Việt Thanh Hóa lên tới xấp xỉ 100 ngời với 7 tiểu tổ, xếp thứ hai trong các tỉnh Trung kỳ, sau Nghệ An với 200 ngời với 9 tiểu tổ, Hà Tĩnh 30 ngời với 8 tiểu tổ…[40,tr69].
Khi HVNTNCM Thanh Hóa triển khai “ vô sản hóa” Đảng Tân Việt cũng bắt đầu cử ngời đi thăm dò tình hình để hớng cuộc cách mạng theo Hội Thanh Niên. Qua quá trình gặp gỡ, Đảng viên của hai tổ chức Đảng đã tạo nên mối quan hệ thân thiết bởi họ đều nhận thấy “ cách mạng muốn thắng lợi phải đoàn kết” [47,tr256]. Trong thời gian này Tổng bộ Hội Thanh Niên chủ trơng hợp nhất các tổ chức cách mạng trong và ngoài nớc, Tổng bộ cử Phan Trọng Bình cùng Nguyễn Sĩ Sách ( bí th kỳ bộ Trung kỳ) tới Thanh Hóa để đẩy mạnh hợp nhất hai tổ chức. Lê Hữu Lập (Đảng viên- bí th Hội Thanh Niên Thanh Hóa) đã tổ chức những hoạt động tới Đảng Tân Việt và thu hút đợc nhiều Đảng viên Tân Việt Thanh Hóa chuyển sang hàng ngũ Thanh Niên, Tân Việt kết nạp đợc 100 Đảng viên thì có tới 60 Đảng viên chuyển sang hành ngũ Thanh Niên. Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn của Chủ Nghĩa Cộng Sản đối với tầng lớp thanh niên Thanh Hóa, sự ngỡng mộ vị lãnh tụ Nguyễn ái Quốc – Ngời đem đến cho cách mạng Việt Nam con đờng cứu nớc mới. Sự bất lực của t tởng dân chủ t sản trớc nhiệm vụ lịch sử. Tuy nhiên, tổ chức Tân Việt Thanh Hóa vẫn còn tồn tại với những Đảng viên lớn tuổi. Nhng trong hoạt động cách mạng chung của cả tỉnh Tân Việt và Thanh Niên ở Thanh Hóa lại cùng hoạt động trên một cơng lĩnh, đó là sự kiện thầy giáo Tùng ( một nhà giáo yêu nớc), Ông bị mật thám bắt và tra tấn và bị giết. Toàn thể học sinh và giáo viên, công nhân viên chức, hội viên của Đảng Tân Việt, hội viên Hội Thanh Niên Thanh Hóa cùng nhau tổ chức lễ tang tại Thị xã trớc sự khủng bố của TDP. Sự kiện này chứng tỏ tinh thần yêu nớc, đoàn kết của nhân dân Thanh Hóa ngày càng mạnh mẽ cùng với mối liên hệ của các tổ chức Đảng trong tỉnh đã có tín hiệu tốt, điều này đúng nh nhận xét của Lê Tất Đắc “ Đảng Tân Việt Thanh Hóa khi mở rộng tổ chức và hoạt động của mình không những không đối lập với Hội Thanh Niên mà còn gắn bó phát triển tình đoàn kết hữu ái với tổ chức đó” [86,tr34]. Ngô Đức Mậu ( Đảng viên Đảng Tân Việt) kể lại sự chuyển biến giữa Đảng Tân Việt và Đảng Thanh Niên ở Thanh Hóa nh sau: “ Những chuyển biến phức tạp là do
hai bên có óc cá nhân chủ nghĩa giành lấy phần hay về mình. Còn Đảng viên dới chi bộ thì muốn hợp nhất để đạt mục đích chính là cách mạng quốc gia rồi tiến lên cách mạng thế giới nh chơng trình điều lệ đặt ra. Toàn quốc là thế nhng tỉnh Thanh Hóa có khác so với các nơi là: không có sự tranh luận gay go với nhau, không tranh giành quyền lãnh đạo với nhau mà chuyển sang một cách tự nguyện , hăng hái”[85,tr3].
Tóm lại, sự ra đời và hoạt động của Đảng Tân Việt ở Thanh Hóa có vai trò nhất định đối với phong trào yêu nớc cách mạng ở Thanh Hóa, góp phần vào quá trình tạo nên sự chuyển biến về lập trờng cứu nớc từ t tởng t sản sang t tởng vô sản trong tỉnh. Cùng với Đảng Thanh Niên, Đảng Tân Việt Thanh Hóa cũng góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của tổ chức Cộng Sản ở Thanh Hóa.
3.3.3. Sự ra đời của tổ chức Cộng Sản đầu tiên ở Thanh Hóa.
Sau Đại Hội lần thứ nhất của HVNTNCM họp vào tháng 5/1929, tháng 6/1929 Kỳ bộ Bắc Kỳ quyết định thành lập Đông Dơng Cộng Sản Đảng, Nam Kỳ lập nên An Nam Cộng Sản Đảng tháng 7/1929. Không lâu sau một bộ phận tiến bộ trong tổ chức Tân Việt cũng lập nên Đông Dơng Cộng Sản Liên Đoàn.
Trớc yêu cầu phải thống nhất ba tổ chức, Nguyễn ái Quốc đợc sự ủy nhiệm của Quốc Tế Cộng Sản từ Thái Lan trở về nớc triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng Sản tiến tới thành lập ĐCSVN vào ngày 3/2/1930. Tình hình này ảnh hởng tới nhiều địa phơng trong cả nớc.
Tại Thanh Hóa, Đảng bộ Thanh Niên đợc đồng chí Võ Mai (Quốc Anh) đại biểu của Trung kỳ dự Hội Nghị trù bị của Tổng bộ Thanh Niên, Ông có qua Thanh Hóa thông báo tình hình hợp nhất các tổ chức Đảng để lập nên Đảng Cộng Sản duy nhất. Tháng 5/1929 Thanh Hóa tổ chức Hội Nghị đại biểu Hội Thanh Niên họp tại trụ sở Hng Nghiệp Hội Xã. Dới sự chỉ đạo của bí th Tỉnh bộ Hoàng Khắc Trung cùng 20 đại biểu ở các tiểu tổ về dự, Hội
Nghị đa ra vấn đề thảo luận, các đồng chí hoàn toàn nhất trí chủ trơng giải tán Hội Thanh Niên để lập nên tổ chức Đảng Cộng Sản trong tỉnh, bởi đây là “ vấn đề cần thiết và phù hợp với yêu cầu cách mạng”[58,tr75]. Các đại biểu nhanh chóng phổ biến tới Đảng viên trong các cơ sở Đảng của tỉnh và tại các đồn điền, hầm mỏ nơi tập trung nhiều nhân dân lao động, nhằm tổ chức cho quần chúng vào công hội và nông hội trong tỉnh. Chủ trơng triển khai cha đợc bao lâu thì bị địch phát giác, chúng lùng bắt đợc một số đồng chí, số còn lại đã chạy ra Bắc, nhanh chóng tham gia vào tổ chức cách mạng của các tỉnh Bắc kỳ… họ rải truyền đơn, mít tinh, biểu tình, tham gia phong trào công nhân. Trong số đó Lê Công Thanh, Nguyễn Chí Hiền đã trở thành cán bộ của Xứ ủy Trung Kỳ và đợc giao nhiệm vụ trở về tỉnh nhà bắt mối liên lạc, nhằm xây dựng Đảng bộ Thanh Hóa.
Tháng 4/1930 Lê Công Thanh ở Hà Nam trở về Thanh Hóa bắt liên lạc với đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (Giáo viên dạy học tại huyện Hoằng Hóa) và nhanh chóng tiến hành bàn bạc xây dựng nên cơ sở Đảng trong tỉnh. Hai tháng sau Nguyễn Doãn Chấp nối liên lạc với Lê Văn Tùng (Hội viên HTN Thanh Hóa) cùng một số anh em bạn bè trong tỉnh. Sau một thời gian tổ chức tuyên truyền cho hội viên Hội Thanh Niên trong tỉnh, thành lập nên cơ sở Đảng tiêu biểu tại các huyện.
Với sự lớn mạnh của tổ chức Đảng, tại làng Hàm Hạ, Lê Công Thanh, Nguyễn Doãn Chấp đã tiến hành lập nên Chi Bộ Đông Sơn vào đầu tháng 6/1930. Hội Nghị đợc tổ chức tại nhà đồng chí Lê Oanh Kiều thôn Hàm Hạ ( Đông Sơn). Chi bộ thành lập gắn liền với tên của làng Hàm Hạ nên còn gọi là Chi Bộ Hàm Hạ. Nguyễn Doãn Chấp đã ghi lại việc thành lập Chi Bộ Hàm Hạ trong hồi ký của mình:
“ Hội Nghị tiến hành vào tối 25/6/1930, tham dự hội nghị ngoài tôi còn có đủ 7 Đảng viên. Không khí hội nghị rất trang ngiêm và long trọng. Lúc này bàn công việc chúng tôi thờng dễ nhất trí với nhau nên trong hội nghị không có gì phải tranh luận, bàn cãi. Chúng tôi đã chia làm hai tổ Đảng, cử ra tổ trởng và
đặt bí danh cho từng ngời. Đồng chí Lê Thế Long đợc cử làm bí th chi bộ. Hội nghị bàn công tác phát triển Đảng và tổ chức nông hội. Hội họp tới tận khuya nhng ai cũng thấy vui vẻ, lòng tràn đầy phấn khởi và tin tởng”[82,tr15].
Chi bộ Hàm Hạ lúc mới thành lập gồm các Đồng chí: Lê Thế Long , Lê Oanh Kiều, Lê Bá Tùng, Lê Bá Hàm, Phạm Văn Huống, Lê Xuân Nghinh, Phạm Văn Nông, nhng cha đầy một tháng chi bộ lên 12 đảng viên phiên chế