Cuộc vận động cải các hở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 36 - 44)

Nhận thức t tởng cứu nớc mới dới tác động ảnh hởng theo t tởng dân chủ t sản và chủ trơng cứu nớc của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Những ngời

yêu nớc trong phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa đã tiến hành phơng thức đấu tranh mới với hoạt động, “khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh”. Họ mở mang trí thức, tuyên truyền cho nhân dân con đờng cứu nớc mới, chống đế quốc và chống phong kiến, phát triển kinh tế, giáo dục lòng yêu nớc qua các tân th, tân văn nh: “Mậu Tuất Chính Biến”, “Trung Quốc Hồn”, “ẩm Băng Thất”…Cùng với tài liệu tuyên truyền trên, sĩ phu Thanh còn sáng tác thơ ca nhằm tuyên truyền vận động cách mạng, tiêu biểu với bài: “ Vịnh Kính” “ Thuế Vệ Sinh” của Lê Nguyên Thành “Đôi bạn Định Viễn hầu” của Lê Xuân Phủ. “ Con Ve, Con Lằng” của Lê Xuân Mai, “Vô đề” của Nguyễn Đôn Dự… Nội dung chủ yếu của tác phẩm thơ ca là: vạch rõ nỗi thống khổ của nhân dân mất nớc, vạch trần tội ác của giặc, làm thức tỉnh lòng yêu nớc của nhân dân Thanh Hóa. Với ý chí tự lập tự cờng nhân dân Thanh Hóa quyết tâm giành lại độc lập t do. Ngoài ra thơ ca còn cổ vũ t tởng của phong trào duy tân là bỏ lối học khoa cử cũ, hởng ứng lối học mới.

Năm 1907, tại Hà Nội các nhà yêu nớc bàn bạc nhau quyết định thành lập một trờng học làm cơ sơ giáo dục nhằm “ Hóa quốc cờng dân” bằng con đờng mở mang dân trí và chấn hng kinh tế, trờng mang tên Đông Kinh Nghĩa Thục với nội dung học “ dựa theo lối tân học của Trung Hoa, Nhật Bản, dạy thể thao, dạy cách trí toán pháp, địa d, lịch sử, văn chơng, công dân,…” [61,tr57].

Thanh Hóa trong thời gian này nh Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Thanh Hóa lúc ấy đã có bạn cựu học cùng với bạn âu học hởng ứng với trào lu chung lập ra Hà Thành Th xã cùng giao thông với Đông Kinh Nghĩa Thục ngoài Bắc, hợp thơng trong Quảng và Triêu Dơng ở Nghệ. Cụ Tây Hồ lúc xuất dơng về năm 1906 có gặp sĩ phu ở Thanh” {51,tr28]. Trong biên bản trả lời thẩm vấn tại Sài Gòn ngày 24 tháng 6 năm 1910 Phan Châu Trinh cũng nhận “ Ông có đi Nam Định và Thanh Hóa” và mang theo những bài văn rực lửa căm thù với lòng yêu nớc thiết tha truyền vào Thanh Hóa, làm khơi dậy ý

chí đấu tranh của sĩ phu Thanh Hóa. “Sĩ phu Thanh tập hợp nhau tại nhà cụ cử Xứng (Nguyễn Xứng) phố Cửa Tiền (nay là ngã t đờng giáp đờng Trần Xuân Soạn – Nguyễn Trãi ) hay ở nhà ông Tú Nhuệ phố Tịch Điền ( nay là phố Trần Phú, đoạn phố Huế cũ)” [58,tr59] để bàn chuyện quyên tiền mua sách báo mới, mở trờng học theo kiểu Đông Kinh Nghĩa Thục ngoài Hà Nội.

“ Trờng sở Nghĩa Thục Thanh Hóa đợc đặt tại nhà bà cả Bát tại số nhà mà sau này là hiệu ảnh Nguyễn Khắc Hoan tại phố lớn Thanh Hóa, giáo viên chính của trờng là ông Đỗ Phơng ngời Ninh Bình chịu trách nhiệm chính cùng một số sĩ phu khác dạy kèm” [67,tr75]. Trong cuốn Thành phố Thanh Hóa lại khẳng định “ trờng Nghĩa Thục Thanh Hóa cha mở đợc…”.

Qua tài liệu chúng tôi su tầm, đợc viết bằng tiếng Pháp lấy tên theo hai thứ tiếng: tiếng Pháp là: Sociête d Ensêignment’ ’ mutuel. Tiếng Hán là: “Tri tân Học Hội tại Thanh Hóa”. Học hội này đợc Khâm sứ Trung kỳ Levecque

cho phép mở vàp ngày 10 tháng 7 năm 1907. Với nội dung của bản điều lệ, chúng tôi khẳng định, cùng với thời gian Đông Kinh Nghĩa Thục ngoài Hà Nội mở thì tại Thanh Hóa trờng Sở Nghĩa Thục Thanh Hóa cũng đợc thành lập. Trờng đã có trụ sở chính với điều lệ rõ ràng cùng ngời phụ trách giảng dạy chính.

Nội dung bản điều lệ của học hội Thanh Hóa gồm 30 điều khoản, bao quát các vấn đề sau:

1. Mục đích của hội , tên hội 2. Hội viên của hội

3. Điều kiện ra nhập hội

4. Việc quản lý hoạt động của hội 5. Nguồn kinh phí của hội

6. Các loại hội viên và nhiệm vụ, quyền hạn của hội viên 7. Cách sử dụng ngôn ngữ của hội vv…

Trang mở đầu của hội, khoản một bản điều lệ đã đa ra tôn chỉ mục đích của tên hội “ nay lập ở Thanh Hóa một học hội lấy tên là: Tri tân học hội”

Sociele d Ensigenl mutuel’ ’ với mục đích: Tổ chức cho con cháu các hội viên của hội học tập chữ Pháp, chữ Hán, chữ quốc ngữ và những kiến thức thông dụng khác. Ngoài ra còn cung cấp cho hội viên mọi phơng tiện cần thiết để học tập nh; phòng đọc sách, phòng học, tổ chức các buổi trao đổi học tập, các buổi diễn thuyết vv…

Khoản 2 cho biết hội gồm các hội viên: 1. Sáng lập hội viên.

2. Tán trợ hội viên. 3. Bảo trợ hội viên.

4. Chung thân hội viên ( hội viên suốt đời). 5. Hội viên đóng góp tài chính cho hội.

Việc quản lý hội đợc nêu trong khoản 3: “ Hội đợc quản lý bởi mội hội đồng quản trị gồm:

Một văn phòng có: - Một chủ tịch

- Một phó chủ tịch ( cho phần chữ Pháp ) - Một th ký ( cho chữ Hán ).

- Một thủ quỹ .

- Ngời phụ trách:- một th viện tiếng Pháp - một th viện tiếng Hán - Ba ủy viên

Đó là hội đồng quản trị của hội có quyền hạn thảo luận các vấn đề của hội , hoạch định chơng trình học tập và điều chỉnh tất cả mọi vấn đề, vấn đề quan trọng chỉ có thể đợc xử lý, giải quyết ở Đại hội đồng của hội.

Việc tổ chức các lớp học, điều lệ ghi rõ: “Tổ chức lớp học đợc giao cho hai vị hiệu trởng và hai vị hiệu phó đợc bầu ra theo lối bầu cử từng ngời một bởi hội đồng quản trị. Ngoài ra còn mời các giáo s ngoài hội.

Điều kiện để tuyển chọn con em tại Nghĩa Thục Thanh Hóa khá khắt khe, đối với con em các học viên làm trong trờng thì đợc học miễn phí, nhng với con em ngoài hội phải đợc từ hai ngời giới thiệu ở trong hội, ngời giới thiệu phải đảm bảo mọi điều kiện mới đợc nhập học.Trong khi đó Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội thì “ nhà trờng chấp nhận nhiều loại học viên. Lúc đầu học sinh phần lớn là con em nhà Nho có t tởng mới, con em nhà giàu có, sau đó đa số học sinh tăng lên nhanh chóng do tiếng tăm của trờng” [66,tr37].

Phơng pháp học của trờng Nghĩa Thục tại Thanh hóa đợc áp dụng nh trong cuốn: “ Văn minh tân học sách”, “ cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó mấy bài toán pháp, về chữ quốc ngữ để cho các học sinh học vào học thi không trái ngợc nhau so với thực tế họ phải làm” [66,tr50].

Qua so sánh chúng tôi nhận thấy chơng trình dạy và học của Nghĩa Thục Thanh Hóa giống Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội, nhng chơng trình học của trờng Nghĩa Thục Thanh Hóa thấp hơn so với chơng trình học Hà Nội bởi lí do:

- Sách vở làm tài liệu học tập hạn chế hơn so với trung tâm Nghĩa Thục tại Hà Nội

- Trình độ thầy trò ở Nghĩa Thục tại Thanh Hóa thấp hơn so với thầy trò Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội.[67,tr76].

Tài liệu sách báo đợc đa về Sở Nghĩa Thục Thanh Hóa, ngoài những tài liệu công khai đợc đa vào tủ sách nhà trờng, còn có những tài liệu bí mật góp phần lớn lao vào công việc động viên, cổ vũ đồng bào trong tỉnh. Từ đây việc “chấn hng kinh tế” dới ảnh hởng của Nghĩa Thục đợc thực hiện. Phong trào lập hội buôn từ Bắc kỳ lan vào Trung kỳ và Nam kỳ. Tại Thanh Hóa “ công ty Phơng Lâu đợc lập từ cuối thế kỷ XIX mới chỉ có 200 đồng vốn” [31,tr32] nay do ảnh hởng của Đông Kinh Nghĩa Thục mà mở rộng kinh doanh, lập

thêm chi nhánh ở Vinh, Hà tĩnh và ở Huế. ở Nghệ An có Triêu Dơng Thơng Quán thì nhân sĩ Thanh hóa cũng tham gia móc nối với hoạt động trong tỉnh nh cụ Đinh Chơng Dơng. Các chí sĩ trong công ty này thờng xuyên đóng góp cho phong trào và liên hệ với tổ chức ngoài tỉnh, che dấu những sĩ phu hoạt động vì nghĩa và chống lại các cuộc đàn áp của giặc Pháp.

Về “ Hội Học”, tại các trờng thị xã đã bắt đầu đa chữ quốc ngữ, toán pháp vào chơng trình dạy học chính trong trờng. ở phủ huyện trong tỉnh các chí sĩ không thực hiện đợc việc xuất dơng theo Phan Bội Châu đều quay về quê cũ mở lớp học mới, động viên con em trong huyện tham gia nhằm mở mang kiến thức, tuyên truyền t tởng yêu nớc cho lớp thanh niên học sinh nh cụ Lê Xuân Mai, Lê Xân Phủ ở Tổng Phùng Cầu huyện Thiệu Yên, Lê Nguyên Thành ở Đông Sơn Thanh Hóa…

ảnh hởng phong trào bài trừ mê tín dị đoan, bỏ áo dài khăn đóng, để răng trắng, cắt tóc ngắn … ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhân sĩ Thanh Hóa cũng phát động phong trào trong cả tỉnh. Giới nhân sĩ không ai không biết tới bài thơ cổ động “Vè cúp tóc”: Cúp hề ! cúp hề. Tay mặt cầm kéo Tay trái cầm lợc Cúp hề ! cúp hề Đũng đỉnh cho khéo Bỏ cái ngu mày

Bỏ cái dại mày… [48,tr197]

Khi Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội bị đóng cửa thì bọn thống trị Pháp ở Thanh Hóa cũng nhận ra rằng hoạt động Nghĩa Thục tại Thanh Hóa không phải là tổ chức cải lơng hợp pháp mà nó đang làm nhiệm vụ truyền bá t tởng duy tân trong tỉnh. Tháng 11/1907 Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào ngoài Bắc, đồng thời ra mặt khủng bố phong trào cải cách ở Thanh Hóa, Nghĩa Thục Thanh Hóa phải đóng cửa. “Tổng đốc Tôn Thất Niêm theo lệnh công xứ

Rutxo nhờ có chỉ điểm đã cho lính xét nhà bắt giam ông Cử Xứng (Nguyễn Xứng) Tú Thiệp (Nguyễn Lợi Thiệp), Tú Tá (Lê Duy Tá), Tú Thành( Lê Nguyên Thành)” [58,tr59]. Bà Tú Thiệp và con trai đầu còn nhỏ cũng bị bắt vào tống lao. Nhờ có ý thức cảnh giác, đề phòng, nên danh sách những ngời quyên góp trả tiền ủng hộ Nghĩa Thục tại tỉnh nhà, những sách báo thơ ca lu hành nội bộ đã thủ tiêu kịp thời.

Cuộc vận động cải cách ở Thanh Hóa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhng đã có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa….của nhân dân trong tỉnh. Đánh dấu bớc chuyển biến quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa

Từ thực tiễn của phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất: Phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa là một bộ phận của phong trào Duy tân trong cả nớc theo khuynh hớng dân chủ t sản. Cùng với phong trào Duy tân trong cả nớc, phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa có những đóng góp lớn lao trong việc khơi dậy, nuôi dỡng lòng yêu nớc, ý chí đấu tranh, vận động cải cách văn hóa giáo dục. Đa nền giáo dục mới vào cuộc sống của nhân dân Thanh Hóa, chống lại nền giáo dục từ trơng khoa cử. Cuộc đấu tranh thể hiện sự đoàn kết của quần chúng nhân dân , đòi lại giá trị đích thực của con ngời Việt Nam.

-Thứ hai: Phong trào Duy tân ở Thanh Hóa chịu ảnh hởng trực tiếp của Duy Tân Bắc kỳ và Trung kỳ nên mang những nét cơ bản của phong trào Duy Tân Bắc- Trung kỳ.

Mô hình cải cách văn hóa giáo dục xuất hiện ở Bắc kỳ đã mở rộng hoạt động trên phạm vi nhiều tỉnh, Thanh Hóa đón chào hoạt động này bằng việc thành lập “Tri tân học hội”, hớng theo Đông Kinh nghĩa thục ngoài Hà

Nội “mở mang dân khí trấn hng kinh tế”. Từ hoạt động Duy Tân này đem lại cho nhân dân Thanh Hóa cách nhìn mới về quốc kế, dân sinh, góp phần thúc đẩy văn hóa, giáo dục, kinh tế trong tỉnh phát triển. Đồng thời “nằm trên trục giao thông thuận lợi” nên Thanh Hóa truyền đợc vào Nam cái phong khí duy tân của Bắc kỳ [48,tr233].

Trung kỳ với khẩu hiệu “Dĩ thơng hợp quần” (lấy chỗ luôn để hội họp). Thanh Hóa đã mở rộng hoạt động phong trào bằng việc lập hội luôn thông thơng với các tỉnh Bắc Trung kỳ. Phong trào duy Tân Thanh Hóa mang sắc thái của cả Bắc kỳ và Trung kỳ, nhng cũng thể hiện “một ý chí tự lập tự cờng, một tinh thần kiên quyết chống lại cờng quyền nô dịch, khát vọng xây dựng một nớc Việt Nam độc lập hớng tới văn minh tiến bộ” [44,tr188].

- Thứ ba: Ngoài những điểm giống với phong trào Duy Tân Bắc Trung kỳ, phong trào Duy Tân Thanh Hóa còn thể hiện nét riêng.

Phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa có xu thế cải cách và xu thế bạo động không tách rời nhau nh ở Trung kỳ “ hoạt động duy tân, xu thế bạo động và xu thế cải cách công khai, hợp pháp gần nh tách rời nhau” [44,tr187]. Trong quá trình đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa, xu hớng cải cách phát triển hơn xu hớng bạo động, điều này khác hẳn với Quảng Ngãi “xu hớng bạo động phát triển hơn xu hớng cải cách” [59,tr99]. Nhng so với phong trào Duy Tân trong cả nớc, phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa về quy mô và lực lợng không thể sánh bằng, bởi lý do: Thanh Hóa là một tỉnh nhỏ, lại không trực tiếp nhận ảnh hởng không khí từ trung tâm của phong trào nên mức độ yếu hơn so với Quảng Nam- Quảng Ngãi-Nghệ Tĩnh. Sĩ phu Thanh Hóa vừa có t tởng Bắc kỳ, vừa có t tởng của Trung kỳ nên cách làm của họ thể hiện nét riêng vừa “bị động” lại vừa “chủ động”.

Tuy nhiên, sĩ phu Thanh Hóa đã cùng nhân dân hởng ứng mạnh mẽ chủ trơng cứu nớc đầu thế kỷ XX. Họ đã nhanh chóng tiếp thu t tởng mới của

phong trào, bất chấp gian khổ hy sinh, họ “ sẵn sàng nằm xuống để khí thiêng sông núi bốc cao, non sông thêm tơi đẹp [67,tr78]. Có thể so sánh họ với sĩ phu yêu nớc Quãng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ Tĩnh, là những ngời “nhiệt thành” có dũng khí nhng tên tuổi họ lại không đợc nhắc đến nh : Nguyễn Bá Loan, Lê Khiết, Lê Đình Cẩn…[56,tr100], song trong cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ của tỉnh nhà tên tuổi của Nguyễn Đôn Dự, cụ Cử Xứng, cụ Cử Soạn, Nguyễn Lợi Thiệp… sống mãi trong lòng nhân dân Thanh Hóa.

Cũng nh phong trào Duy Tân trong cả nớc, phong trào Duy Tân ở Thanh Hóa bị thất bại. Nhng cùng với phong trào Duy Tân cả nớc phong trào Duy Tân Thanh Hóa đã đánh dấu bớc chuyển biến trong đời sống t tởng của nhân dân Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân chuyển sang một thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w