Hoạt động văn hóa cách mạng mới ở Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 64 - 67)

Để phục vụ tốt việc tuyên truyền sách báo cách mạng cho nhân dân trong tỉnh, Lê Hữu Lập cùng một số đồng chí trở về nớc mang theo sách báo cách mạng mới nhằm vận động giác ngộ quần chúng nhân dân. Những buổi trao đổi tình hình cách mạng trong và ngoài nớc bắt đầu đợc tổ chức, thu hút nhiều thanh niên trí thức trong tỉnh tham gia, nhng tiêu biểu nhất là hoạt động thơ văn cổ vũ tinh thần cách mạng. Nhiều đồng chí đã sáng tác thơ ca cổ vũ tinh thần yêu nớc cùng với thơ ca cách mạng của Nguyễn ái Quốc gửi về nhằm động viên tinh thần dân tộc. Các đồng chí từng học tập tại nớc ngoài sau khi thăm dò tình hình cách mạng trong tỉnh đã quyết định thành lập “ Hội đọc sách báo cách mạng” vào tháng 5/1926, thông qua hoạt động của Hội, thơ ca cách mạng sẽ tuyên truyền sâu rộng vào quần chúng nhân dân, sẽ có tác dụng đa phong trào phát triển trong toàn tỉnh. Hội đợc lập nên với mời ngời nên còn có tên gọi là “ Thập nhân chi hội”, đó là: Lê Công Thanh, Mai Xuân Diễn,

Nguyễn Chí Hiền, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Văn Đắc, Hoàng Khắc Trung, Hoàng Trọng Phựu, Nguyễn Mậu Sung, Võ Danh Thùy, Lê Mạnh Trinh. Hội cử Lê Công Thanh làm tổ trởng, cơ sở chính của hội đặt tại số nhà 26 Phố Thợ Thêu, Cửa Hậu Thị xã Thanh Hóa [14,tr13].

Nội dung của hội:

Thông qua sách báo mới: Báo Thanh Niên, Đờng Cách Mệnh…của Nguyễn ái Quốc và lịch sử các nớc trên thế giới nh cách mạng tháng Mời Nga, tài liệu nghiên cứu CNCS truyền vào Việt Nam. Các hội viên có nhiệm vụ giảng dạy và tuyên truyền con đờng cách mạng mới thông qua sách báo cách mạng trên, mỗi hội viên đợc phân công về huyện mình để mở rộng hoạt động. Thời gian sinh hoạt hội mỗi tháng 2 lần.

Để mở rộng và phát triển hoạt động của hội, mỗi hội viên khi tham gia đều phải đóng góp hội phí mỗi tháng hai hào. Con số hội viên khi phát triển lên đến 10 ngời thì lập thành một tiểu tổ “ hội mời ngời” và tách riêng hoạt động theo nguyên tắc bí mật.

Hội thờng xuyên tổ chức những buổi trao đổi nói chuyện về thời cuộc cùng các bậc lão thành cách mạng nh cụ Đinh Chơng Dơng… Hội lấy bài “ Quốc Tế Ca” của Nguyễn ái Quốc, “ Hỡi đồng bào” của Phan Trọng Bình làm truyền đơn tuyên truyền của hội. Hội phát động hội viên sáng tác thơ ca theo tinh thần cách mạng để cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân toàn tỉnh, tiêu biểu là bài: “Yêu nhau phải đoàn kết” của Lê Mạnh Trinh, “ Bài Học”, “Hội á Âu” của Ngô Đức Mậu…Thông qua hoạt động của hội, một số hội viên tích cực đã đợc lựa chọn đa sang Trung Quốc dự các khoá huấn luyện chính trị do Nguyễn ái Quốc mở.

Từ cơ sở chính của hội, các hội viên đi về các huyện lập nên các tiểu tổ HĐSBCM trong huyện. Lê Công Thanh về huyện Đông Sơn, lập nên tiểu tổ cơ sở tại làng Mao Xá (phủ Thiệu Hóa cũ) và trờng tiểu học Pháp – Việt tổng Kim Khê vào tháng 11/1926, Lê Viết Phồn về Hoằng Hóa lập nên cơ sở tai thôn Cự Đà xã Hoằng Minh, Hoàng Khắc Trung về Thiệu Hóa, Võ Danh

Thùy về Nông Cống… Chỉ sau một thời gian, HĐSBCM đã lan rộng ra toàn tỉnh, mỗi huyện tổ chức từ 1 đến 3,4 tiểu tổ.

Chúng tôi đã tổng hợp tài liệu lập nên bảng thống kê HĐSBCM tại một số huyện trong tỉnh cùng với thành phần tham gia nh sau:

Huyện Số tổ Số hội viên Thành phần tham gia

Trí thức Nông dân Công nhân

TXTH 1 10 10 0 0 Đông Sơn 3 30 20 10 0 Thiệu Hóa 2 20 17 3 0 Thọ Xuân 3 30 25 5 0 Quảng Xơng 1 10 6 4 0 Nông Cống 2 18 14 4 0 Tĩnh Gia 1 10 7 3 0 Hoằng Hóa 2 20 15 5 0 Hậu Lộc 3 30 20 10 0

T:18 tổ 178 ngời 134 ngời 44 ngời 0

Qua hoạt động của HĐSBCM trong tỉnh chúng tôi nhận thấy:

- Đây là một hoạt động tiêu biểu của phong trào dân tộc dân chủ ở Thanh Hóa, với tinh thần chuẩn bị cho cuộc cách mạng của nhân dân trong tỉnh chu đáo và kỹ lỡng. Từ đây quan niệm cũ và mới đợc phân định rạch ròi, khuynh hớng cách mạng mới dần dần chiếm vị trí trong phong trào đấu tranh cách mạng của toàn tỉnh.

- Hoạt động của Hội đợc phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, thu hút nhiều thanh niên trí thức tham gia, chính họ là ngời đem cái phong khí cách mạng mới cho toàn tỉnh . Tuy thành phần phần tham gia chủ yếu là trí thức, nông dân rất ít, công nhân hầu nh không có nhng t tởng cách mạng mới đang ngấm dần trong phong trào đấu tranh toàn tỉnh.

- Phạm vi hoạt động của Hội cũng đã mở rộng ra nhiều huyện trên địa bàn tỉnh, điều đó chứng tỏ sức cuốn hút của hoạt động cách mạng mới ở Thanh Hóa đã có kết quả, tuy nhiên phạm vi vẫn cha mở rộng tới các các huyện miền núi trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w