Các phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa từ năm 1919 đến 1926.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 67 - 71)

đến 1926.

ảnh hởng cuộc đấu tranh chống thực dân trong cả nớc, nhân dân Thanh Hóa, nhất là nhân dân tại thị xã đã tụ họp nhau để biểu tình công khai tẩy chay hàng ngoại. Bọn thống trị Pháp ở Thanh Hóa lo sợ bạo loạn sẽ xảy ra nên chúng lập tức đàn áp các cuộc biểu tình. Tin cuộc nổi dậy của nhân dân thị xã lan nhanh tới các phủ huyện, nhất là huyện Cẩm Thủy (một huyện miền núi Thanh Hóa), nông dân vốn rất thuần khiết, từ lâu phải chịu sự áp bức bóc lột của bọn cờng quyền, quan lại tham nhũng, ở đây ngời dân phải nộp su thuế gấp đôi nơi khác. Trớc sự bóc lột ngày càng nặng nề của bọn quan lại, nhân dân tổng Quan Hoàng và tổng C Lữ đợc sự chỉ dẫn của một số nhà nho yêu n- ớc liên kết cùng nhau chống lại bọn quan lại, không nộp thuế… Trớc sự nổi dậy của nông dân, tên tri huyện Nguyễn Hữu Mô đã không đáp ứng nguyện vọng của dân mà thẳng tay đàn áp cuộc nổi dậy, chúng cho lính bắt những nhà nho và những ngời ủng hộ phong trào.

Tuy phong trào đấu tranh của nông dân cha mang lại kết quả đã bị dập tắt, nhng nó chứng tỏ phong trào đấu tranh đã lan tới các huyện miền núi xa xôi, làm thức tỉnh tinh thần yêu nớc của đồng bào miền núi, dân tộc trong tỉnh.

Tinh thần yêu nớc, ý thức dân tộc còn đợc thể hiện trong phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh vào năm 1925 – 1926. Khi nghe tin cụ Phan trên đờng về an trí tại Huế sẽ bí mật liên hệ với nhân sĩ Thanh Hóa, nhân sĩ trong tỉnh đã tụ tập nhau tại nhà Nguyễn Đình Hòe ( thân sinh của Nguyễn Đình Thực) tại khu Lò Chum để bàn chuyện đón rớc Cụ. Tại các huyện trong tỉnh, nhân dân cũng nô nức chào đón cụ. “Huyện Tĩnh Gia có tới 40 nhân sĩ tại các làng Năng Cải, Cầu Đông, Hiếu Hiền… Tập trung tại Đò Ghép để chào đón Cụ” [11,tr11]. Giới trí thức trong tỉnh còn viết thơ truyền tay nhau ca ngợi khí tiết cách mạng của cụ Phan, Lê Mạnh Trinh với bài viết: “ Tâm hồn Phan Bội Châu”… nhân dân còn vận động nhau lấy chữ ký của toàn quyền đòi thả Phan Bội Châu. Cũng trong thời gian này nhà cách mạng Phan Châu Trinh từ trần, nhân dân Thanh Hóa đã tổ chức lễ truy điệu Cụ một cách công khai, trọng thể, nhng phong trào chỉ diễn ra tại các huyện trong tỉnh vì ở thị xã quân Pháp kiểm soát rất chặt chẽ. Tại trờng sơ học Pháp – Việt thuộc tổng Bái Trạch, Hoằng Hóa có gần 150 giáo viên và học sinh tổ chức lễ truy điệu Cụ, trong lễ truy điệu thanh niên học sinh ăn vận áo trắng, để tang Cụ và đọc văn tế cụ. Tiêu biểu với bài văn tế của Nguyễn Thức Canh:

“ Hai mốt năm yêu nớc, yêu dân nọ sợ đờng sinh nhai vất vả. Ngoài bốn bề thử gan , thử trí quản gì bớc thế lộ chông gai.

Nay cũng tởng: Vận nớc đã qua, cờ trời sắp chuyển.

Nào có ngờ: Quân bảo hộ trọng phờng gian ác, khách giang hồ thọ với gian san.

Vậy nên: Gơm đạo đức, giáo cờng thờng, diệt cho hết phờng gian nịnh tham ô

Lời diễn giải, bút điều trần, vạch cho ra lẽ tự do bình đẳng”. [ 8,tr46]

“ Vì nớc mà đi, nay lại nhớ nớc mà về. Cụ đã thấy cha tổ quốc, tổ quốc bốn nghìn năm rứa đó.

Khóc cụ khi chết, phải nối chí cụ khi sống. Trời còn để đó đồng bào 25 triệu sao đây.” [65,tr80]

Trớc khí thế mạnh mẽ của phong trào trong tỉnh, TDP lo sợ phong trào sẽ lan rộng, chúng đã bắt những thanh niên cầm cờ, hô khẩu hiệu, giải tán những cuộc tụ tập. Phong trào đã bị dập tắt, nhng đã thể hiện sự ngỡng mộ hai nhà cách mạng của nhân dân Thanh Hóa, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nớc cách mạng, ý thức dân tộc qua việc bảo vệ chân lý cách mạng. Có thể khẳng định rằng: “ cuộc vận động đấu tranh là thời cơ cho việc truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lê với con đờng cứu nớc mới vào quần chúng nhân đang bừng bừng khí thế”.

Cuộc vận động đấu tranh của công nhân Thanh Hóa trong năm 1925 – 1926 cũng diễn ra, nhng chỉ là cuộc đấu tranh lẻ tẻ của công nhân tại các bộ phận nhỏ trong nhà máy. Nhà máy Diêm Hàm Rồng với bộ phận xẻ gỗ, công nhân không làm theo định mức t bản đặt ra là 90 đến 130 cây một ngày [29, tr27]. Bộ phận cơ khí, công nhân tập hợp nhau đòi chủ nhà máy phải xử lý tình trạnh bất công “không đợc để cho đốc công hành hạ anh em công nhân” [29, tr21].

ở đồn điền Yên Mỹ, công nhân cũng phải làm việc từ 12 đến 14 tiếng/ ngày, lơng trung bình trả rất thấp, công nhân tay nghề cao đợc trả 2 hào một ngày, công nhân thời vụ 5 xu một ngày. Không chịu đợc sự bất công công nhân đã tổ chức đình công “đòi tăng lơng giảm giờ làm”. Sau một thời gian phong trào đấu tranh của công nhân một số nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh cũng nổi dậy đấu tranh. Nhng phong trào diễn ra cha đợc bao lâu thì bị dập tắt. Bởi cuộc đấu trang của công nhân Thanh Hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là: cha tổ chức đấu tranh chặt chẽ, diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, toàn bộ công nhân trong tỉnh cha liên kết đợc với nhau để đòi quyền lợi thiết thực cho giai cấp mình. Hạn chế này do đặc điểm của công nhân Thanh Hóa: công nhân Thanh

Hóa vốn xuất thân từ nông dân bị bần cùng hóa và phá sản qua hai đợt khai thác của TDP, lại do chính sách hạn chế công thơng nghiệp phát triển ở Thanh Hóa nên số lợng công nhân chuyên nghiệp tại Thanh Hóa không đông, chỉ chiếm sối lợng rất ít trong c dân, phần lớn họ làm việc cho các cơ sở t nhân với quy mô từ 5- 15 ngời/một xởng , một vài xí nghiệp hay cơ sở lớn nh nhà máy diêm Hàm Rồng nhà ga xe lửa…cũng chỉ có vài trăm ngời mà phần đông là phụ nữ và trẻ em. Đây là lý do để giai cấp công nhân Thanh Hóa không trở thành giai cấp tiên phong trong việc tuyên truyền giác ngộ Chủ Nghĩa Cộng Sản, mà chủ yếu là tầng lớp trí thức con em nhà yêu nớc cách mạng trớc đây. Mặc dù số lợng công nhân Thanh Hóa rất ít, lại ra đời muộn hơn so với công nhân ở Hải Phòng – Hà Nội – Vinh – Sài Gòn…nhng vừa mới ra đời, họ đã bắt đầu đấu tranh ngay trớc khi trở thành một lực lợng có tổ chức.

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thanh Hóa sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1926, chúng tôi đa ra một số nhận xét nh sau:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa trong giai đọan này diễn ra dới nhiều hình thức khác nhau, từ đấu tranh bạo động đến bất bạo động, lôi cuốn nhiều thành phần tham gia. Phong trào tuy không đạt đợc kết quả cao nhng đã thể hiện lòng yêu nớc, ý chí quyết tâm vì độc lập tự do cho dân tộc, khí thế cách mạng đợc chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh về sau.

- Trong giai đoạn cách mạng từ 1919 –1926 ở Thanh Hóa vẫn còn tồn tại khuynh hớng dân chủ t sản bên cạnh sự xuất hiện của xu hớng cách mạng vô sản. Tuy nhiên khuynh hớng dân chủ t sản không còn sâu đậm ở Thanh Hóa mà chỉ tồn tại ở một bộ phận thuộc địa bàn miền núi, nơi cuộc sống của ngời nông dân nhận thức còn thấp kém, lại xa trung tâm cách mạng. Song xu hớng dân chủ t sản ở Thanh Hóa đang trên đờng lụi tàn bởi thiếu cơ sở xã hội vững chắc. Với tinh thần yêu nớc cách mạng và truyền thống đấu tranh bất khuất, nhân dân Thanh Hóa đã

tiếp nhận và phát triển con đờng cách mạng theo khuynh hớng vô sản. Trong phong trào yêu nớc chống Pháp của tỉnh nhà khuynh hớng cách mạng vô sản đang thể hiện tính đúng đắn và dần dần chiếm vị trí thay thế cho khuynh hớng đấu tranh cách mạng không còn phù hợp.

Nh vậy “ tính chất đấu tranh dân tộc, dân chủ” đã thể hiện rõ rệt trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước chống pháp ở thanh hoá 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 67 - 71)